Page 20 - Cuon 2
P. 20
THỰC TIỄN TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở MỘT SỐ BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG,
TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN CHO DOANH NGHIỆP HIỆN NAY: KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP THÁO GỠ
tục tiến hành sửa đổi toàn diện Luật Cơ bản về doanh nghiệp nhỏ và vừa
vào các năm 1999, 2013.
Theo Luật này, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: là giúp
hiểu biết toàn diện về cơ sở hạ tầng pháp lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa,
để doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể nắm bắt được cơ sở hạ tầng pháp lý
toàn diện, trong đó, lĩnh vực pháp lý chính được chọn để đại diện cho môi
trường thực tế không thể thiếu cho các hoạt động của các doanh nghiệp
nhỏ và vừa là Luật Tài chính, quản trị doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh,
Luật Lao động và thúc đẩy kỹ năng, và Luật về xúc tiến thương mại. Nhật
Bản có những chính sách cụ thể nhằm tăng cường mạng lưới an toàn tài
chính và các biện pháp hỗ trợ pháp lý tái cơ cấu doanh nghiệp. Hiệp hội
hỗ trợ tái cơ cấu doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập, gồm Phòng
Thương mại và Công nghiệp, Liên hiệp hội thương mại và công nghiệp,
tổ chức tài chính của Chính phủ, tổ chức tài chính địa phương, Trung tâm
hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chính quyền địa phương. Quỹ Hỗ trợ tái
cơ cấu doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc Cơ quan xây dựng hạ tầng doanh
nghiệp nhỏ và vừa cũng được thành lập (SMRJ).
Nghị định số 55/2019/NĐ-CP tại khoản 1 Điều 3 Nghị định điều
khoản giải thích từ ngữ, bước đầu đã thống nhất cách hiểu từ ngữ: hỗ
trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là việc bộ, cơ quan ngang bộ,
chính quyền địa phương cấp tỉnh thực hiện các hoạt động xây dựng, quản
lý, duy trì, cập nhật cơ sở dữ liệu về pháp luật; xây dựng và tổ chức thực
hiện các chương trình hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao hiểu biết, ý thức và
thói quen tuân thủ pháp luật, hạn chế rủi ro, vướng mắc pháp lý trong
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp và hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật. Cách
hiểu này làm rõ các hình thức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo Nghị
19