Page 17 - Cuon 2
P. 17
THỰC TIỄN TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở MỘT SỐ BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG,
TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN CHO DOANH NGHIỆP HIỆN NAY: KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP THÁO GỠ
Liên minh Châu Âu… và các nước đang phát triển trong khu vực như
Malaixia, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ… đều coi trọng vai trò của khu
vực doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với sự phát triển của nền kinh tế và luôn
có các chính sách hỗ trợ gián tiếp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Hoa Kỳ được coi là một quốc gia tiên phong về luật hóa các chính
sách pháp luật nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa . Luật Doanh
15
nghiệp nhỏ và vừa (The Small Business Act) của Hoa Kỳ được ban hành
từ năm 1953 với mục đích bảo hộ quyền lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và
vừa, đảm bảo cộng đồng doanh nghiệp này được đối xử công bằng với
các doanh nghiệp lớn hơn trong việc tiếp cận nguồn lực của Nhà nước.
Năm 1958, Luật này được sửa đổi với mục đích tập trung hơn nữa nhằm
“trợ giúp, tư vấn, hỗ trợ và bảo vệ, trong phạm vi có thể, lợi ích của các
mối quan tâm kinh doanh nhỏ”. Đặc biệt, trong nhiệm kỳ của Tổng thống
Obama, một số đạo luật mới được thông qua như: Luật Phục hồi và Đầu
tư lại của Hoa Kỳ năm 2009 (The American Recovery and Reinvestment
Act of 2009), Luật Việc làm của doanh nghiệp nhỏ năm 2010 (The Small
Business Jobs Act of 2010)… Đã góp phần vào sự tăng trưởng mạnh mẽ
trong phát triển cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hoa Kỳ.
Từ kinh nghiệm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và
vừa của các nước trên thế giới có thể rút ra một số bài học về công tác
này cho Việt Nam như sau:
Thứ nhất, mục tiêu của việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nói
chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng cần phải được xác định rõ
trong Luật. Xác định mục tiêu thực sự của công tác hỗ trợ pháp lý cho
doanh nghiệp không chỉ có vai trò quyết định đến sự khác biệt trong
15 Báo cáo 145/BTP-PLDSKT ngày 16/12/2013 của Bộ Tư pháp về kết quả khảo sát
kinh nghiệm nước ngoài về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
16