Page 19 - Cuon 2
P. 19

THỰC TIỄN TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở MỘT SỐ BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG,
             TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN CHO DOANH NGHIỆP HIỆN NAY: KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP THÁO GỠ



             pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp (Nghị định số 66/2008/
             NĐ-CP, Thông tư liên tịch số 157/2010/TTLT-BTC-BTP… kể cả đến

             nay khi ban hành Nghị định số 55/2019/NĐ-CP, Thông tư số 64/2021/

             TT-BTC...) chưa có đủ cơ sở để định hình rõ nét cho một chính sách hỗ
             trợ pháp lý cho doanh nghiệp thống nhất ở Việt Nam. Luật Hỗ trợ doanh

             nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 đã xác định rất rõ việc hỗ trợ pháp lý cho
             doanh nghiệp nhỏ và vừa (Điều 14) nhưng các biện pháp hỗ trợ, hình

             thức hỗ trợ còn chưa khả thi, chưa có căn cứ pháp lý đầy đủ để thực hiện

             và khi ban hành Nghị định số 55/2019/NĐ-CP thì nhiều mục tiêu hỗ trợ
             pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng chỉ được xác định một cách

             chung chung như nhằm nâng cao năng lực, ý thức pháp luật cho doanh

             nghiệp mà không xác định rõ các mục tiêu cụ thể, rõ ràng của từng giai
             đoạn, từng thời kỳ.


                  Thứ hai, khái niệm hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
             cần phải được định nghĩa một cách rõ ràng trong pháp luật (Luật hoặc

             Nghị định). Thuật ngữ “hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp” được đề cập

             nhiều trong những năm gần đây, nhất là kể từ khi Chính phủ ban hành
             Nghị định số 66/2008/NĐ-CP, Nghị định số 55/2019/NĐ-CP về hỗ trợ

             pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và Thủ tướng Chính phủ đã ban

             hành các Quyết định phê duyệt các Chương trình hỗ trợ pháp lý liên
             ngành dành cho doanh nghiệp; các Bộ, ngành và các địa phương đã ban

             hành các kế hoạch/chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong
             lĩnh vực và địa bàn nhất định. Tại Việt Nam, Nghị định số 66/2008/

             NĐ-CP không đưa ra định nghĩa về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

             mà chỉ đưa ra nội dung, hình thức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
             Qua nghiên cứu kinh nghiệm một số nước cho thấy, hỗ trợ pháp lý cho

             doanh nghiệp nhỏ và vừa được ghi nhận trong Luật. Cụ thể, năm 1963,
             Nhật Bản đã ban hành Luật Cơ bản về doanh nghiệp nhỏ và vừa và tiếp





             18
   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24