Page 16 - Cuon 2
P. 16

THỰC TIỄN TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở MỘT SỐ BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG,
                                TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN CHO DOANH NGHIỆP HIỆN NAY: KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP THÁO GỠ



               doanh nghiệp chỉ tập trung vào nhóm đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa,
               là những đối tượng thể hiện sự yếu kém về kiến thức pháp luật, năng lực

               cạnh tranh, thiếu hụt về vốn, kỹ thuật, khoa học công nghệ… (dưới mức

               chuẩn tối thiểu để tham gia và có vị thế cạnh tranh trong nền kinh tế và
               hội nhập kinh tế quốc tế). Việc hỗ trợ pháp lý cho nhóm đối tượng này

               là nhằm giúp nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao nhận thức về vai
               trò và tầm quan trọng của pháp luật, tìm lại sự cân bằng trong kinh doanh

               mà không ảnh hưởng tới các cam kết quốc tế về chống trợ cấp, cạnh tranh

               không lành mạnh.

                    Kinh nghiệm triển khai hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

               tại một số quốc gia trên thế giới cho thấy, hầu hết các nước thuộc Cộng
               đồng chung Châu Âu coi việc thông tin và hỗ trợ pháp lý cho doanh

               nghiệp nhỏ và vừa là trách nhiệm của Nhà nước. Tại Cộng hòa Pháp, năm

               1978 đã ban hành Luật số 78-753 quy định cơ quan nhà nước có trách
               nhiệm trả lời chính xác mọi câu hỏi của cá nhân và doanh nghiệp có liên

               quan đến các quy định pháp luật.  Tại nhiều quốc gia có nền kinh tế phát
                                                    14
               triển như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan... bên cạnh việc hỗ trợ trực tiếp
               về tài chính, kỹ thuật, cơ chế hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và

               vừa đang được vận hành hiệu quả, đặt trọng tâm vào các giải pháp phòng

               tránh rủi ro pháp lý trong kinh doanh, hỗ trợ cung cấp thông tin, nâng cao
               nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, qua đó giúp doanh

               nghiệp tại các quốc gia này tránh những thua thiệt không đáng có, ngày
               càng khẳng định vị thế không chỉ tại thị trường nội địa mà ngày càng phát

               triển vững bền trên trường quốc tế.


                    Các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,


               14   Nguồn: Báo cáo của Chương trình hỗ trợ kỹ thuật của EC cho Việt Nam (ETV2)
                   tại Hội thảo: “Kinh nghiệm một số nước về trợ giúp pháp luật cho doanh nghiệp
                   và nghiên cứu vận dụng tại Bộ Tài chính” ngày 15/11/2007.



                                                                                              15
   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21