Page 88 - Cuon 1
P. 88
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
giao kết vì mục đích lợi nhuận. Là loại hợp đồng thương mại được giao
kết thông qua một phương thức mới, hợp đồng TMĐT cũng chịu sự điều
chỉnh của LTM năm 2005. Theo đó, khi GKHĐ TMĐT, các bên bắt buộc
phải tuân thủ các quy định chung trong LTM như các nguyên tắc cơ bản
trong hoạt động thương mại, các điều kiện về thương nhân… cũng như
các quy định riêng về hình thức, nội dung khi GKHĐ TMĐT trong từng
lĩnh vực mua bán hàng hóa, dịch vụ cụ thể.
Bên cạnh BLDS và LTM là văn bản pháp luật chung, Luật GDĐT
năm 2005 được coi là văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động
GKHĐ TMĐT, trong đó có GKHĐ TMĐT. Theo đó, Luật GDĐT năm
2005 điều chỉnh mọi hợp đồng có sử dụng phương thức điện tử. Cụ thể,
Luật quy định những nội dung nền tảng nhất như thừa nhận giá trị pháp
lý của hợp đồng được giao kết bằng phương tiện điện tử, cũng như các
yếu tố liên quan như dữ liệu điện tử, chữ ký điện tử. GKHĐ điện tử được
quy định tại Chương IV của Luật.
Ngoài ra, ngày 16/05/2013, Chính phủ cũng ban hành Nghị định
52/2013/NĐ-CP về TMĐT. Đây được coi là văn bản quy định chi tiết và cụ
thể nhất về hợp đồng TMĐT nói chung cũng như GKHĐ TMĐT nói riêng.
Ngoài các văn bản điều chỉnh trực tiếp, Chính phủ cùng các Bộ, Ban
ngành cũng ban hành các nghị định, thông tư hướng dẫn quy định việc
GKHĐ TMĐT trong từng lĩnh vực cụ thể, có thể kể đến như:
- Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ban hành ngày 15/02/2007 quy định
chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về Chữ ký số và Dịch vụ chứng
thực chữ ký số;
- Nghị định 165/2018/NĐ-CP ban hành ngày 24/12/2018 về giao
dịch điện tử trong hoạt động tài chính;
87