Page 87 - Cuon 1
P. 87
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
các đạo luật riêng quy định từng vấn đề pháp lý cụ thể trong hợp đồng
TMĐT như Luật GDĐT, Luật chữ ký điện tử hay Luật mẫu của Ủy ban
Liên hợp quốc về TMĐT. Đây không chỉ là cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt
động kinh doanh của các thương nhân khi sử dụng hợp đồng điện tử trong
nội bộ của từng quốc gia, mà còn là căn cứ pháp lý quốc tế để điều chỉnh
những hoạt động thương mại mang tính toàn cầu.
3. Pháp luật điều chỉnh hợp đồng thương mại điện tử
Pháp luật về GKHĐ TMĐT chủ yếu được cấu thành từ các quy phạm
pháp luật thành văn trong các văn bản luật của mỗi quốc gia và các điều
ước về thương mại quốc tế ...
Ở Việt Nam, pháp luật về GKHĐ TMĐT được coi là một bộ phận
cấu thành của pháp luật hợp đồng thương mại nói riêng và pháp luật về
hợp đồng dân sự nói chung. Chính vì vậy, BLDS và LTM được coi là hệ
thống pháp luật chung điều chỉnh hoạt động GKHĐ TMĐT. BLDS là bộ
luật gốc điều chỉnh tất cả các vấn đề về quan hệ dân sự nói chung, trong
đó có chế định về hợp đồng và GKHĐ. BLDS 2015 đã quy định về chế
định hợp đồng tại Mục 7 Chương XV Phần thứ ba, trong đó đề cập đến
những yếu tố cơ bản nhất về chủ thể, hình thức cũng như các điều khoản
bắt buộc trong nội dung của một hợp đồng dân sự. Về GKHĐ, Bộ luật
cũng quy định rất cụ thể, chi tiết về các nội dung mà các bên cần biết khi
GKHĐ như khái niệm hợp đồng; các nguyên tắc giao kết; trình tự, thủ
tục giao kết; thời điểm, địa điểm GKHĐ… Đây là những quy định gốc
điều chỉnh hoạt động giao kết với các hợp đồng dân sự nói chung, trong
đó có hợp đồng TMĐT.
LTM là văn bản pháp luật điều chỉnh mọi quan hệ phát sinh từ hoạt
động thương mại thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Có thể thấy, cùng với
BLDS, LTM năm 2005 chỉ điều chỉnh toàn bộ các loại hợp đồng được
86