Page 93 - Cuon 1
P. 93
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
bảo mật và ràng buộc trách nhiệm các bên cao hơn các hình thức trên.
Tuy nhiên, để có thể sử dụng chữ ký số, cần có sự tham gia của các cơ
quan chứng thực chữ ký số.
Quy trình cơ bản để ký kết hợp đồng điện tử có sử dụng chữ ký số
bằng công nghệ khóa công khai PKI (Public Key Infrastructure) thường
gồm sáu bước cơ bản:
Bước 1. Một bên (người gửi) soạn thảo hợp đồng, sau đó rút gọn hợp
đồng bằng phần mềm. Quy trình này thường được gọi là quy trình rút gọn
hợp đồng (Hash-Function).
Bước 2. Bên đó tiến hành tạo chữ ký số từ bản rút gọn của hợp đồng
bằng cách sử dụng khóa bí mật của mình. Hai bước này thường được gọi
là quá trình ký số.
Bước 3. Để đảm bảo bí mật nội dung hợp đồng và chữ ký số, bên này
tiến hành mã hóa cả hợp đồng và chữ ký số vừa tạo bằng khóa công khai
của bên kia. Sau đó gửi hợp đồng và chữ ký số đã được mã hóa qua Internet
đến bên kia (người nhận). Bước này được gọi là “gói phong bì số”.
Bước 4. Người nhận tiến hành “mở phong bì số” bằng cách sử dụng
khóa bí mật của mình để giải mã thông điệp nhận được. Bước này đảm
bảo chỉ duy nhất người nhận có thể nhận được thông điệp và chữ ký số
của người gửi. Khi đó người nhận sẽ có trong tay hợp đồng và chữ ký số
của người gửi. Tiếp theo người nhận tiến hành xác thực tính toàn vẹn nội
dung của hợp đồng và chữ ký số.
Bước 5. Người nhận tiến hành rút gọn hợp đồng và nhận được bản rút
gọn thứ nhất; tiếp đó người nhận tiến hành giải mã chữ ký số bằng khóa
công khai của người gửi và nhận được bản rút gọn thứ hai.
Bước 6. Người nhận tiến hành so sánh hai bản rút gọn này, nếu giống
nhau chứng tỏ sự toàn vẹn của hợp đồng và chữ ký số đúng là của người
92