Page 92 - Cuon 1
P. 92
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
tính tự tổng hợp nội dung và xử lý trong quá trình giao dịch dựa trên các
thông tin do người mua nhập vào. Cuối quá trình giao dịch, hợp đồng
điện tử được tổng hợp và hiển thị để người mua xác nhận sự đồng ý với
các nội dung của hợp đồng. Sau đó, người bán sẽ được thông báo về hợp
đồng và gửi xác nhận đối với hợp đồng đến người mua qua nhiều hình
thức, có thể bằng email hoặc các phương thức khác như điện thoại, fax…
Hợp đồng điện tử hình thành qua thư điện tử: Đây là hình thức hợp
đồng điện tử được sử dụng phổ biến trong các giao dịch điện tử giữa các
doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), đặc biệt là trong các giao dịch
thương mại điện tử quốc tế. Trong hình thức này, các bên sử dụng thư
điện tử để tiến hành các giao dịch, các bước phổ biến thường bao gồm:
chào hàng, hỏi hàng, đàm phán về các điều khoản của hợp đồng như quy
cách phẩm chất, giá cả, số lượng, điều kiện cơ sở giao hàng… Quy trình
giao dịch, đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng tương tự quy trình
giao dịch truyền thống, điểm khác biệt là phương tiện sử dụng để thực
hiện giao kết hợp đồng là máy tính, mạng Internet và email.
Hình thức giao kết hợp đồng điện tử qua email có ưu điểm nổi bật
là truyền tải được nhiều chi tiết, nhiều thông tin, tốc độ giao dịch nhanh,
chi phí thấp, phạm vi giao dịch rộng. Tuy nhiên, hình thức này có một
nhược điểm là tính bảo mật cho các giao dịch và khả năng ràng buộc
trách nhiệm của các bên còn thấp. Hợp đồng này thường được thiết lập
qua nhiều email trong quá trình giao dịch, tuy nhiên, các bên thường tập
hợp thành một hợp đồng hoàn chỉnh sau quá trình giao dịch để thống nhất
lại các nội dung đã nhất trí trong quá trình đàm phán.
Hợp đồng điện tử có sử dụng chữ ký số: Đặc điểm nổi bật là các bên
phải có chữ ký số để ký vào các thông điệp dữ liệu trong quá trình giao
dịch. Chính vì có sử dụng chữ ký số nên loại hợp đồng điện tử này có độ
91