Page 86 - Cuon 1
P. 86
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
công nghệ trong thời đại mới. Đó là những công nghệ tiên tiến như công
nghệ điện tử, kỹ thuật số, từ tính, quang học, điện từ, các công nghệ
truyền dẫn không dây... Việc sử dụng các công nghệ này đem lại độ chính
xác cao cho các giao dịch, đặc biệt là những giao dịch mà tất cả các bước
đều được thực hiện tự động hóa. Hợp đồng TMĐT, với tính hiện đại và
chính xác như vậy, sẽ là phương thức giao dịch mới và hiệu quả cho các
chủ thể pháp luật nói chung và các doanh nghiệp nói riêng trong nền kinh
tế tri thức và trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Tính rủi ro: Hợp đồng TMĐT sử dụng các phương tiện ứng dụng
khoa học kỹ thuật số, chính vì vậy, bên cạnh các ưu điểm vượt trội so
với hợp đồng được giao kết theo phương thức truyền thống, hợp đồng
TMĐT cũng tồn tại một số rủi ro đặc thù. Những rủi ro này xuất phát từ
tính phi biên giới, tính vô hình - phi vật chất và tính hiện đại, chính xác.
Cụ thể, do hợp đồng TMĐT có thể xóa bỏ rào cản về khoảng cách địa
lý và kết nối tới toàn cầu nên dẫn đến rủi ro: khó có thể xác định được
thời gian, địa điểm GKHĐ. Tính vô hình, phi vật chất của các thông điệp
dữ liệu điện tử lại gây khó khăn khi xác định hình thức của hợp đồng:
nhưhình thức văn bản, vấn đề lưu trữ bản gốc hay chứng cứ tại Tòa án
của hợp đồng điện tử. Tính hiện đại và chính xác của công nghệ đòi hỏi
hợp đồng TMĐT phải đáp ứng các yêu cầu khoa học kỹ thuật tiên tiến
nhất của phương tiện GKHĐ.
Luật điều chỉnh chưa hệ thống và chi tiết: Những đặc điểm riêng
biệt của hợp đồng TMĐT khiến cho luật điều chỉnh đối với hợp đồng
cũng khác với hợp đồng truyền thống. Vì luật chung chưa quy định về
thông điệp dữ liệu, trao đổi thư điện tử, chữ ký điện tử... nên không thể
giải quyết được những vấn đề đặc thù phát sinh từ việc giao kết và thực
hiện hợp đồng điện tử. Do đó, nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành
85