Page 83 - Cuon 1
P. 83
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao
dịch trong quá trình GKHĐ”.
Do sử dụng các phương tiện điện tử kết nối mạng để truyền dẫn dữ
liệu nên ngoài các nguyên tắc chung khi GKHĐ dân sự truyền thống như:
Tự do, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, trung thực, không vi phạm điều
cấm, không trái đạo đức xã hội (Điều 3 BLDS năm 2015), thì GKHĐ
TMĐT còn tuân thủ các nguyên tắc riêng biệt. Cụ thể, Điều 35 Luật
GDĐT năm 2005 quy định:
“1. Các bên tham gia có quyền thỏa thuận sử dụng phương tiện điện
tử trong giao kết và thực hiện hợp đồng.
2. Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy
định của Luật này và pháp luật về hợp đồng.
3. Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thoả
thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính toàn
vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó.”
Nguyên tắc thứ nhất, pháp luật giao dịch điện tử nói chung và TMĐT
nói riêng không bắt buộc cá nhân, tổ chức kinh doanh phải tiến hành giao
dịch điện tử thay cho giao dịch truyền thống. Khi tiến hành giao kết một
hợp đồng, các bên được tự nguyện thỏa thuận sử dụng hoặc không sử
dụng phương tiện điện tử cho giao dịch của mình. Đồng thời, khi sử dụng
phương tiện điện tử, các bên có thể đàm phán để thống nhất lựa chọn một
phương thức phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đặc thù của mỗi bên.
Nguyên tắc thứ hai, việc giao kết, thực hiện hợp đồng điện tử phải
tuân thủ các quy định của Luật GDĐT năm 2005 và pháp luật về hợp
đồng. Có thể thấy, Luật GDĐT năm 2005 điều chỉnh tất cả các giao
dịch (trong hoạt động của cơ quan nhà nước, trong lĩnh vực dân sự, kinh
doanh, thương mại và các lĩnh vực khác) được tiến hành bằng phương
82