Page 84 - Cuon 1
P. 84
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
tiện điện tử. Như vậy, Luật chỉ điều chỉnh về hình thức điện tử của các
giao dịch này, tức là các điều kiện, cách thức để các giao dịch tiến hành
bằng phương tiện điện tử được xem là có giá trị pháp lý như các giao
dịch tiến hành bằng phương tiện truyền thống. Những vấn đề về nội dung
của từng loại giao dịch vẫn do pháp luật chuyên ngành điều chỉnh. Chính
vì vậy, khi GKHĐ TMĐT, ngoài việc phải tuân thủ các nguyên tắc đặc
trưng trong Luật GDĐT năm 2005, các bên còn phải tuân thủ các nguyên
tắc chung về GKHĐ của BLDS năm 2015, cũng như những quy định
khác về hợp đồng trong LTM. Luật GDĐT chỉ đơn thuần đảm bảo rằng,
những giao dịch trước đây phải được tiến hành bằng hình thức giấy tờ thì
nay có thể được thực hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.
Nguyên tắc thứ ba, khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các
bên có quyền thỏa thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện
bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng. Xuất phát từ
những đặc điểm đặc thù dẫn đến khả năng tiềm ẩn rủi ro khó tránh khỏi
khi GKHĐ thôngqua internet, cũng như từ nguyên tắc cơ bản tự do thỏa
thuận trong hợp đồng, nên khi GKHĐ TMĐT, các bên có toàn quyền thỏa
thuận và lựa chọn các phương thức bảo đảm vấn đề an ninh, kỹ thuật,
chứng cứ của hợp đồng phù hợp với từng loại giao dịch cũng như điều
kiện khả năng khoa học công nghệ của các bên tham gia.
Có thể thấy, khi GKHĐ TMĐT, các bên vẫn phải tuân thủ và đảm bảo
đúng các quy định về tự do thỏa thuận, đàm phán và giao kết trong hợp
đồng truyền thống cũng như các nguyên tắc quy định tại Điều 35 Luật
GDĐT năm 2005.
2. Đặc điểm của hợp đồng điện tử
Do hợp đồng điện tử được hình thành qua các thông điệp dữ liệu và
truyền gửi qua Internet và các mạng viễn thông nên hợp đồng điện tử có
những đặc điểm chính sau đây:
83