Page 89 - Cuon 1
P. 89
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
- Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ban hành ngày 08/03/2007 về giao
dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng;
- Thông tư số 134/2017/TT-BTC ban hành 19/12/2017 về việc hướng
dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán và được sửa đổi, bổ
sung bởi Thông tư 73/2020/TT-BTC ngày 07/08/2020;
- Thông tư số 47/2014/TT-BCT ban hành 05/12/2014 quy định về
quản lý website TMĐT;
- Thông tư số 59/2015/TT-BCT ban hành ngày 31/12/2015 quy định
về quản lý hoạt động TMĐT qua ứng dụng trên thiết bị di động, được sửa
đổi, bổ sung bởi Thông tư 21/2018/TT-BCT ngày 20/08/2018;
Ngoài ra, khi GKHĐ TMĐT với các đối tác trên thế giới, Việt Nam
còn phải áp dụng quy định trong các điều ước quốc tế có liên quan như
Luật mẫu về TMĐT của UNCITRAL...
Nội dung cơ bản của pháp luật về giao kết hợp đồng thương mại
điện tử
Pháp luật về giao kết hợp đồng thương mại điện tử quy định các nội
dung cơ bản sau: nguyên tắc giao kết hợp đồng thương mại điện tử, trình
tự GKHĐ, điều kiện GKHĐ, hiệu lực GKHĐ ...
Thứ nhất, về nguyên tắc giao kết hợp đồng thương mại điện tử: là
một loại hợp đồng riêng biệt do được thực hiện qua các phương tiện điện
tử, nên hợp đồng này phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của hợp đồng
dân sự nói chung được quy định trong BLDS. Ngoài ra, giao kết hợp
đồng thương mại điện tử còn phải đảm bảo các nguyên tắc được quy định
tại Điều 5 Luật GDĐT năm 2005 như nguyên tắc: tự do lựa chọn sử dụng
phương tiện điện tử để thực hiện giao dịch; tự thỏa thuận việc lựa chọn
công nghệ để thực hiện giao dịch; bảo đảm sự bình đẳng và an toàn trong
giao dịch điện tử...
88