Page 90 - Cuon 1
P. 90
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
Thứ hai, về trình tự giao kết hợp đồng thương mại điện tử: cũng như
hợp đồng dân sự nói chung, GKHĐ TMĐT vẫn bao gồm hai bước cơ bản
là lời đề nghị GKHĐ và chấp nhận GKHĐ. Tuy nhiên, khác với hợp đồng
ký theo cách truyền thống, tất cả các lời đề nghị và chấp nhận giao kết
này đều được thực hiện bằng các thông điệp dữ liệu thông qua các thiết
bị điện tử kết nối mạng. Cụ thể, thời điểm gửi một thông điệp dữ liệu là
thời điểm thông điệp dữ liệu này nhập vào hệ thống thông tin nằm ngoài
sự kiểm soát của người khởi tạo và người nhận được xem là đã nhận được
thông điệp dữ liệu nếu thông điệp dữ liệu được nhập vào hệ thống thông
tin do người đó chỉ định và có thể truy cập được.
Luật GDĐT năm 2005 và Nghị định 52/2013/NĐ-CP cũng quy định
các yếu tố khác biệt của hợp đồng TMĐT so với các hợp đồng giao kết
truyền thống như thời điểm, địa điểm GKHĐ TMĐT, chữ ký số, lưu trữ
thông điệp dữ liệu cũng như quy định các yếu tố đảm bảo an toàn, an ninh
bảo mật trong giao dịch điện tử, cũng như các phương thức giải quyết
tranh chấp, các hành vi vi phạm khi GKHĐ điện tử...
4. Các dạng thường gặp của hợp đồng điện tử
Để thúc đẩy thu hút nhà đầu tư và hướng Việt Nam ra thế giới, thì
song song với nền kinh tế mà chúng ta cần hiện nay chính là nền công
nghệ thông tin tiên tiến. Hợp đồng điện tử là một trong những đại diện
của trí tuệ và công nghệ số với nhiều đặc tính và lợi ích rất ưu việt như
tốc độ nhanh, chi phí thực hiện rẽ, chuyển tải thông tin đa dạng mà không
bị cản trở bởi khoảng cách địa lý hay ngôn ngữ giao tiếp… Đặc biệt, với
tình hình dịch Covid-19 đang lây lan sang nhiều quốc gia và có diễn biến
rất phức tạp trên toàn thế giới, việc tận dụng được công nghệ thông tin
trong việc giao kết hợp đồng phần nào đó giúp giải quyết được nhiều khó
khăn về kinh tế, thị trường trong hoàn cảnh bị hạn chế việc tiếp xúc trực
tiếp giữa các chủ thể giao kết hợp đồng.
89