Page 82 - Cuon 1
P. 82
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
Các quốc gia muốn triển khai dịch vụ chứng thực điện tử cần phải
xây dựng hành lang pháp lý phù hợp, xây dựng hạ tầng khóa công khai,
hạ tầng kỹ thuật đồng bộ với hạ tầng khóa công khai, xây dựng nguồn
nhân lực có đủ trình độ để sử dụng dịch vụ và xây dựng một mô hình tổ
chức, một quy trình cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử phù hợp với
quốc gia mình.
IV. GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ
Hiện nay, ngành công nghiệp 4.0 đang là xu hướng, trong đó việc tự
động hóa và trao đổi dữ liệu được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.
Việc giao dịch, đàm phán thông qua internet không còn là điều quá xa lạ,
hơn nữa còn giúp tiết kiệm tối đa chi phí, thời gian, thuận tiện cho việc
trao đổi dữ liệu. Pháp luật cũng có nhiều quy định thừa nhận việc giao
kết hợp đồng điện tử như: Bộ luật dân sự 2015, Bộ luật lao động 2019…
1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng điện tử
Quan hệ hợp đồng thương mại điện tử (TMĐT) có nhiều đặc điểm
khác biệt so với các hợp đồng được thiết lập theo các phương thức thông
thường khác, từ đó, một khuôn khổ pháp lý về hợp đồng TMĐT đã được
hình thành. Ngày nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới, bên cạnh các đạo
luật về hợp đồng truyền thống, các nhà lập pháp còn sửa đổi, bổ sung và
ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh những quan hệ
hợp đồng thương mại được giao kết bằng phương tiện điện tử.
Giao kết hợp đồng (GKHĐ) là thuật ngữ được BLDS năm 2015 sử
dụng để chỉ việc ký kết hợp đồng. Vì vậy, GKHĐ TMĐT được hiểu là
toàn bộ quá trình đàm phán, thương thảo, tạo lập và ký kết hợp đồng
thương mại thông qua việc trao đổi dữ liệu điện tử có kết nối mạng. Theo
quy định tại Khoản 1 Điều 36 Luật GDĐT năm 2005: “GKHĐ điện tử là
81