Page 81 - Cuon 1
P. 81
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
khai) để có thể tham gia sử dụng chứng thực điện tử trong các ứng dụng
mà mình tham gia.
Nói cách khác, chứng thực điện tử có thể đem so sánh với thẻ chứng
minh thư nhân dân, hay hộ chiếu. Sự khác nhau là ở chỗ, thẻ chứng
minh thư nhân dân và hộ chiếu là bằng giấy để xác minh, nhân diện một
người dùng trong cuộc sống thực. Việc chứng thực sẽ được thông qua cơ
quan chức năng có thẩm quyền, còn chứng chỉ số không chỉ để xác minh
con người, mà nó có thể xác minh rất nhiều loại thực thể khác nhau (tổ
chức, cá nhân,...) thông qua môi trưởng ảo, môi trường Internet.
Chứng thực điện tử là hoạt động không chỉ chứng thực danh tính của
người hay thực thể tham gia vào việc truyền nhận thông tin qua mạng
internet, mà nó còn thực hiện việc bảo mật thông tin, xác thực nguồn gốc
xuất xứ và tính toàn vẹn của thông tin.
Chứng thực điện tử ra đời nhằm đảm bảo cho an toàn thông tin trong
môi trường mạng nên nó có đầy đủ các chức năng như: đảm bảo tính xác
thực, đảm bảo tính bảo mật của thông tin, đảm bảo tính toàn vẹn thông tin
và tính không thể phủ nhận. Do có những tính năng như vậy, chứng thực
điện tử được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực như: ký vào tài liệu điện tử
(trong cả lĩnh vực thương mại và phi thương mại), gửi nhận thư điện tử
đảm bảo, trong giao dịch thương mại điện tử, trong bảo vệ mạng không
dây WLAN (Wireless Local Area Network), bảo đảm an toàn cho các
dịch vụ website, xác thực website, xác thực máy chủ hay xác thực phần
mềm, mạng riêng ảo VPN (Virtual Private Network)…
Các chủ thể (hay các thuê bao) sử dụng dịch vụ chứng thực điện tử sẽ
được các cơ quan cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử CA (Certificattion
Authority) cung cấp một chứng chỉ số kèm theo một cặp mã khóa (gồm
một khóa bí mật do thuê bao giữ và một khóa công khai) để ký cho các
giao dịch điện tử.
80