Page 79 - Cuon 1
P. 79
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
- Chữ ký điện tử của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký
điện tử.
- Các hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư điện tử.
- Các hạn chế về trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ
chứng thực chữ ký điện tử.
- Các nội dung khác theo quy định của Chính phủ.
Nội dung quan trọng nhất trong chứng chỉ số hay chứng thư điện tử
là mục (5): Dữ liệu để kiểm tra chữ ký điện tử của người được cấp chứng
thư điện tử (hay khóa công khai tương ứng với khóa bí mật đã cấp cho
người đăng ký).
Dữ liệu này thông thường gồm khóa công khai của người được cấp
chứng thư điện tử. Chính khóa công khai và phần mềm rút gọn (hash
function) và phần mềm ký điện tử sẽ là công cụ để kiểm tra chữ ký điện
tử của người được cấp. Khóa công khai của người nhận cũng chính là
công cụ để người gửi sử dụng trong việc mã hóa thông điệp điện tử nhằm
đảm bảo tính bí mật của thông điệp trong quá trình giao dịch. Theo đó,
người gửi sẽ dùng khóa công khai của người nhận để mã hóa thông điệp
trước khi gửi, người nhận sẽ là người duy nhất có thể giải mã thông điệp
khi sử dụng khóa bí mật tương ứng của mình.
Dịch vụ chứng thực chữ ký số là dịch vụ cơ bản hiện nay của các
cơ quan chứng thực, rõ ràng là các loại chữ ký điện tử khác được sử dụng
chủ yếu trong nội bộ tổ chức hoặc doanh nghiệp thường không cần chứng
thực. Chỉ các chữ ký điện tử được các tổ chức, cá nhân sử dụng trong
các giao dịch với đối tác bên ngoài mới cần sự chứng thực của cơ quan
chứng thực. Loại chữ ký điện tử cần sự chứng thực của bên thứ ba phổ
biến hiện nay là chữ ký số, do đó khi nói đến chứng thực chữ ký điện tử
hiện nay, chủ yếu được hiểu là chứng thực chữ ký số.
78