Page 43 - Cuon 1
P. 43
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
tỷ lệ này không có sự thay đổi lớn với năm trước và hầu như duy trì
tương đối ổn định trong vòng bốn năm trở lại đây (từ 2015 tới 2018
luôn giao động trong mức 60% - 63%)
Nhận đơn đặt hàng và đặt hàng qua các công cụ trực tuyến 84%
doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết có nhận đơn đặt hàng trực
tuyến thông qua email (tăng 5% so với năm 2017), cho tới thời
điểm hiện tại đây vẫn là kênh quan trọng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong
số các kênh trực tuyến. Tiếp theo đó là mạng xã hội (49%), website
(36%) và sàn thương mại điện tử (13%).
Tương tự với tiêu chí trên thì tiêu chí về tỷ lệ doanh nghiệp có
đặt hàng thông qua các công cụ trực tuyến cũng khá tương đồng
với mức độ doanh nghiệp nhận đơn đặt hàng, email vẫn là kênh
chính giao tiếp giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp để đặt hàng
(84% doanh nghiệp đặt hàng trực tuyến thông qua email), tiếp sau
đó là mạng xã hội (45%), website (44%) và sàn thương mại điện
tử (19%).
III. LỢI ÍCH VÀ HẠN CHẾ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1. Lợi ích đối với tổ chức
Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương
mại truyền thống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp
cận người cung cấp, khách hàng và đối tác trên khắp thế giới. Việc mở
rộng mạng lưới nhà cung cấp, khách hàng cũng cho phép các tổ chức có
thể mua với giá thấp hơn và bán được nhiều sản phẩm hơn.
- Giảm chi phí sản xuất: Giảm chi phí giấy tờ, giảm chi phí chia sẻ
thông tin,chi phí in ấn, gửi văn bản truyền thống.
42