Page 38 - Cuon 1
P. 38
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
Giao dịch này là giao dịch quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất
trên Internet. Các giao dịch này chủ yếu được thực hiện trên các hệ thống
ứng dụng TMĐT nhằm mục đích chào hàng, tìm kiếm bạn hàng, đặt
hàng, ký hợp đồng và thanh toán qua hệ thống này. Loại B2B đem lại
nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như giảm các chi phí thu thập thông tin,
quảng cáo, đàm phán, tăng các cơ hội kinh doanh.
Giữa doanh nghiệp với cơ quan thuộc Chính phủ: (Business to
Government- B2G hoặc Government to Business- G2B): là loại hình
giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước, trong đó cơ quan nhà
nước đóng vai trò khách hàng.
Mục đích của giao dịch này là (1): mua sắm Chính phủ theo kiểu trực
tuyến,; (2) các mục đích quản lý như thuế, hải quan (3) thông tin. Quá
trình trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước được
tiến hành qua các phương tiện điện tử. Cơ quan nhà nước cũng có thể
thiết lập những website tại đó đăng tải thông tin về nhu cầu mua hàng của
các cơ quan nhà nước, tiến hành việc đấu thầu hàng hoá, dịch vụ và lựa
chọn nhà cung cấp trên website. Điều này một mặt giúp tiết kiệm các chi
phí tìm nhà cung cấp, đồng thời giúp tăng cường tính minh bạch trong
hoạt động mua sắm công.
2. Nhu cầu về giao dịch điện tử của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Đại dịch COVID-19 diễn ra từ đầu năm 2020 đến nay đã gây ra tác
động nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp và đẩy nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái. Cũng như các quốc
gia khác trên thế giới, Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch toàn
cầu này. Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội quý VI và năm 2020 của
Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2020 tăng
2,91%, là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020.
Năm 2020 có 101,7 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời
37