Page 46 - Cuon 1
P. 46
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
- Cộng đồng thương mại điện tử: Môi trường kinh doanh TMĐT
cho phép mọi người tham gia có thể phối hợp, chia sẻ thông tin và kinh
nghiệm hiệu quả và nhanh chóng.
- “Đáp ứng mọi nhu cầu”: Khả năng tự động hóa cho phép chấp nhận
các đơn hàng khác nhau từ mọi khách hàng
3. Lợi ích đối với xã hội
- Hoạt động trực tuyến: Thương mại điện tử tạo ra môi trường để làm
việc,mua sắm, giao dịch... từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn
- Nâng cao mức sống: Có nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp sẽ
tạo áp lực giảm giá, do đó tăng khả năng mua sắm của khách hàng, nâng
cao mức sống
- Lợi ích cho các nước nghèo: Những nước nghèo có thể tiếp cận với
các sản phẩm, dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua Internet và
TMĐT. Đồng thời, cũng có thể học tập được kinh nghiệm, kỹ năng... đào
tạo qua mạng cũng nhanh chóng giúp các nước này tiếp thu công nghệ mới
- Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: Các dịch vụ công cộng
như y tế, giáo dục, các dịch vụ công của chính phủ... được thực hiện qua
mạng với chi phí thấp hơn, thuận tiện hơn. Cấp các loại giấy phép được cấp
qua mạng, dịch vụ tư vấn y tế.... là các ví dụ thành công điển hình.
IV. ẢNH HƯỞNG CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐẾN DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1. Tác động đến hoạt động Marketing
Thương mại điện tử là việc ứng dụng các phương tiện điện tử và mạng
viễn thông để tiến hành các hoạt động thương mại, mà ở đây chủ yếu
chính là việc tiến hành hoạt động thương mại thông qua website. Chính
vì vậy mà hoạt động marketing trong thương mại điện tử có nhiều thay
45