Page 40 - Cuon 1
P. 40
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
- Thị trường thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng từ con
số gần bằng 0 năm 2006 đạt 12 tỉ USD trong năm 2020 (ước tính). Về
quy mô, năm 2018, TMĐT Việt Nam tiếp tục phát triển toàn diện với tốc
độ tăng trưởng trên 30%. Thói quen mua hàng của người tiêu dùng Việt
Nam cũng có những thay đổi tích cực.
- Trong lĩnh vực tài chính, việc triển khai hóa đơn điện tử giúp rút
ngắn thủ tục lập hóa đơn cho doanh nghiệp, từ 05 thủ tục xuống còn 01
thủ tục, giúp doanh nghiệp rút ngắn tới 99% thời gian thanh toán, quản
lý hóa đơn.
- Ngành Hải quan triển khai ứng dụng giao dịch điện tử từ rất sớm từ
năm 2005. Trước đây thủ tục hải quan mất hàng giờ để hoàn thành, đến
nay chỉ mất vài giây để hoàn thành việc phân luồng. Hệ thống VNACCS/
VCIS ở mức độ rất cao tại 100% các đơn vị hải quan trên phạm vi toàn
quốc với hơn 99% doanh nghiệp tham gia, xử lý hơn 99,6% tờ khai và
thời gian tiếp nhận, xử lý, trả kết quả trong thời gian chỉ từ 1-3 giây, tiết
kiệm được khoảng 5,7 triệu USD chi phí chuyển phát nhanh cho doanh
nghiệp.
- Trong lĩnh vực bảo hiểm, thủ tục hành chính trong việc tham gia
và giải quyết các quyền lợi về BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) ngày càng
được cải tiến, rút gọn. Thời gian thực hiện thủ tục hành chính trong giao
dịch với các doanh nghiệp, cá nhân tham gia BHXH, BHYT được rút
ngắn từ 335 giờ/năm xuống còn 147 giờ/năm. Số thời gian đi lại, chờ đợi
tiết kiệm được lên tới hơn 3 triệu giờ/năm.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp trên phạm
vi toàn cầu, xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang nền
tảng số đang ngày càng trở nên phổ biến và là giải pháp hữu hiệu giúp
doanh nghiệp mở rộng thị trường, tìm kiếm mô hình xuất khẩu linh hoạt
hơn cũng như tối ưu nguồn lực. Cũng chính vì thế, thương mại điện tử
39