Page 47 - Cuon 1
P. 47
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
đổi so với hoạt động marketing truyền thống. Trong hoạt động thương
mại truyền thống chủ yếu triển khai chiến lược marketing “ đẩy” thì trong
hoạt động thương mại điện tử chủ yếu là triển khai hoạt động marketing “
kéo”. Hàng hóa trong thương mại điện tử có tính cá biết hóa cao do thông
qua website doanh nghiệp có thể giao tiếp trực tiếp với một lượng khách
hàng lớn ở cùng một thời điểm, như vậy doanh nghiệp sẽ biết được thị
hiếu của người tiêu dùng cũng như những thay đổi về thị hiếu người tiêu
dùng để từ đó tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt nhất đáp ứng cao
nhất nhu cầu người tiêu dùng. Điều này đồng nghĩa với việc vòng đời sản
phẩm sẽ rút ngắn lại. Ngoài ra, thương mại điện tử còn giúp các doanh
nghiệp giảm chi phí phân phối, chi phí bán hàng xuống tới mức thấp
nhất do loại bớt được các thành phần trung gian tham gia vào hoạt động
marketing. Đặc biệt là đối với hàng hóa số hóa thì việc mua bán, trao đổi
và thanh toán diễn ra cùng một lúc cho dù người mua và bán ở các quốc
gia khác nhau trên thế giới.
2. Thay đổi mô hình kinh doanh
Một mặt, các mô hình kinh doanh truyền thống bị áp lực của Thương
mại điện tử phải thay đổi, mặt khác các mô hình kinh doanh thương mại
điện tử hoàn toàn mới được hình thành.
Ví dụ như: Dell được biết tới là một trong số các nhà sản xuất thành
công nhất trên thế giới. Năm 1996, Dell bắt đầu bán máy tính qua mạng.
Năm 2000, công ty đã bán được trên 50 sản phẩm mỗi ngày qua mạng.
Dell là công ty đầu tiên xây dựng một hệ thống sản xuất theo yêu cầu của
khách hàng( BTO). Với mô hình kinh doanh mới, Dell đã đem lại cho
khách hàng nhiều sự chọn lựa với những sản phẩm tốt nhất, và sản phẩm
mang tính cá biệt cao. Nhờ việc ứng dụng internert vào trong hoạt động
kinh doanh mà giờ đây công ty đã bán hàng trực tiếp tới khách hàng cuối
cùng mà không phải sử dụng tới các nhà phân phối trung gian.
46