Page 39 - Cuon 1
P. 39
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể,
tăng 13,9% so với năm trước. Trung bình mỗi tháng có 8,5 nghìn doanh
nghiệp rút lui khỏi thị trường. Một số ngành bị ảnh hưởng nghiêm trọng,
như: dịch vụ lưu trú, ăn uống, ước tính doanh thu đạt 510,4 nghìn tỷ
đồng, chiếm 10,1% tổng mức và giảm 13% so với năm trước (năm 2019
tăng 9,8%); du lịch lữ hành, với doanh thu năm 2020 ước tính đạt 17,9
nghìn tỷ đồng, chiếm 0,3% tổng mức và giảm 59,5% so với năm trước;
vận tải hành khách và vận tải hàng hóa lần lượt giảm 29,6% và 5,2% so
với năm 2019…
COVID-19 tác động đến doanh nghiệp tại Việt Nam trên nhiều
phương diện. Đa số doanh nghiệp cho biết dịch Covid-19 đã ảnh hưởng
tới việc tiếp cận khách hàng, tiếp đến là bị ảnh hưởng về dòng tiền và ảnh
hưởng tới vấn đề nhân công, người lao động của doanh nghiệp. Chuỗi
cung ứng của nhiều doanh nghiệp đã bị gián đoạn. Một số doanh nghiệp
cho biết còn bị ảnh hưởng tới các vấn đề khác, từ giảm đơn hàng, giảm
sản lượng, phải trì hoãn, giãn tiến độ đầu tư thậm chí huỷ dự án đang
hoặc sẽ thực hiện. Các doanh nghiệp cũng bị phát sinh thêm chi phí
phòng ngừa dịch Covid- 19. Không ít doanh nghiệp gặp khó khăn do
chuyên gia nước ngoài không thể sang Việt Nam làm việc. Một số đáng
kể các doanh nghiệp cũng không thể ra nước ngoài tiến hành các hoạt
động giao thương theo kế hoạch. Nhiều trường hợp cho biết bị gián đoạn,
ngưng trệ hoạt động, thậm chí dừng hoạt động do tình hình dịch và đứng
trước bờ vực phá sản bởi thị trường giảm cầu đột ngột, dẫn tới giảm
doanh thu cũng như vấp phải những rủi ro về thu hồi nợ, mất khả năng
thanh toán. Các khó khăn lớn nhất với doanh nghiệp tư nhân trong đại
dịch COVID-19 xếp theo tỷ lệ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lần lượt là
tiếp cận khách hàng (50%), dòng tiền (46%), lao động (38%), và chuỗi
cung ứng (33%).
38