Page 108 - Cuon 1
P. 108
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
Hiện nay, Luật GDĐT năm 2005 không có quy định trực tiếp về thời
điểm có hiệu lực của để nghị giao kết mà đề cập thông qua thời điểm gửi
và nhận một thông điệp dữ liệu. Chính vì vậy, thời điểm có hiệu lực của
một lời đề nghị giao kết của hợp đồng thương mại nói chung và hợp đồng
TMĐT nói riêng được dẫn chiếu tới các quy định trong BLDS.
Đề nghị GKHĐ là việc thể hiện rõ ý định GKHĐ và chịu sự ràng
buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc
tới công chúng (Khoản 1 Điều 386 BLDS 2015). Điều 388 BLDS năm
2015 quy định hiệu lực của một lời đề nghị GKHĐ phát sinh kể từ khi
bên được đề nghị nhận được đề nghị đó. Trong GKHĐ TMĐT, thời điểm
nhận được đề nghị là khi “đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính
thức của bên được đề nghị”. Như vậy, nếu hai bên giao kết sử dụng mạng
internet để trao đổi thì thời điểm này sẽ là thời điểm đề nghị GKHĐ nhập
vào hệ thống mạng của người nhận được đề nghị.
Bước 2: Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Chấp nhận đề nghị GKHĐ là sự trả lời của bên được đề nghị đối với
bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ hoặc một phần nội dung của đề
nghị. Chấp nhận GKHĐ thực chất là việc bên được đề nghị nhận lời đề
nghị và đồng ý tiến hành việc GKHĐ với bên đã đề nghị.
Khi GKHĐ TMĐT, các bên tham gia hợp đồng giao dịch và ký kết
hợp đồng với nhau một cách gián tiếp thông qua các phương tiện điện
tử có kết nối mạng. Do đó, việc chấp nhận đề nghị GKHĐ có thể được
xác định trong một thời hạn nhất định. Nếu các bên đã ấn định một
khoảng thời gian trả lời, thì bên được đề nghị phải trả lời trong thời gian
hạn đó. Nếu các bên không thỏa thuận thời hạn trả lời, thì thời gian trả
lời đề nghị GKHĐ TMĐT sẽ theo quy định của pháp luật trong từng
trường hợp cụ thể.
107