Page 107 - Cuon 1
P. 107
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
1 Điều 8 Thông tư số 59/2015/TT-BCT thì việc đề nghị GKHĐ sử dụng
chức năng đặt hàng trực tuyến qua ứng dụng di động cũng được thực
hiện theo quy định chung về đề nghị giao kết tại Mục 2 Chương II Nghị
định 52/2013/NĐ-CP. Có thể thấy, về cơ bản Điều 12 Nghị định số
52/2013/NĐ- CP, Mục 2 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP và Điều 8 Thông
tư 59/2015/TT- BCT của Việt Nam quy định khá tương đồng với Công
ước về sử dụng GDĐT trong hợp đồng quốc tế năm 2005 của Liên hợp
quốc. Điều 11 Công ước này quy định “Một đề nghị GKHĐ được làm
thông qua một hay nhiều GDĐT không gửi đến một hay nhiều bên xác
định, nhưng nói chung các bên sử dụng hệ thống thông tin đều có thể tiếp
cận, bao gồm cả đề nghị sử dụng các ứng dụng tương tác để chào hàng
thông qua các hệ thống thông tin đó, được coi là một lời mời đưa ra chào
hàng, trừ khi nó chỉ rõ ý định của bên đề nghị muốn ràng buộc trách
nhiệm trong trường hợp được chấp nhận”.
Hiện nay, Luật GDĐT năm 2005 không có quy định trực tiếp về thời
điểm có hiệu lực của để nghị giao kết mà đề cập thông qua thời điểm gửi
và nhận một thông điệp dữ liệu. Chính vì vậy, thời điểm có hiệu lực của
một lời đề nghị giao kết của hợp đồng thương mại nói chung và hợp đồng
TMĐT nói riêng được dẫn chiếu tới các quy định trong BLDS.
Đề nghị GKHĐ là việc thể hiện rõ ý định GKHĐ và chịu sự ràng
buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc
tới công chúng (Khoản 1 Điều 386 BLDS 2015). Điều 388 BLDS năm
2015 quy định hiệu lực của một lời đề nghị GKHĐ phát sinh kể từ khi
bên được đề nghị nhận được đề nghị đó. Trong GKHĐ TMĐT, thời điểm
nhận được đề nghị là khi “đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính
thức của bên được đề nghị”. Như vậy, nếu hai bên giao kết sử dụng mạng
internet để trao đổi thì thời điểm này sẽ là thời điểm đề nghị GKHĐ nhập
vào hệ thống mạng của người nhận được đề nghị.
106