Page 113 - Cuon 1
P. 113
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
chương để quy định về vấn đề an ninh, an toàn, bảo vệ và bảo mật trong
GDĐT. Và sau đó, vấn đề này tiếp tục được quy định chi tiết trong các
nghị định, thông tư hướng dẫn từng lĩnh vực TMĐT chuyên ngành.
Luật GDĐT năm 2005 đã quy định các vấn đề an ninh, an toàn, bảo
vệ, mật trong GDĐT tại Chương IV, trong đó trên cơ sở quyền tự do thỏa
thuận, các bên có quyền lựa chọn các biện pháp đảm bảo an toàn phù hợp
(Điều 44, 46 Luật GDĐT năm 2005). Luật yêu cầu các cơ quan tổ chức
cá nhân không được tiến hành bất cứ hành vi nào nhằm cản trở hoặc gây
phương hại đến việc bảo đảm an ninh, an toàn trong GDĐT.
Nghị định 52/2013/NĐ-CP về TMĐT đã quy định chi tiết vấn đề đảm
bảo an toàn giao dịch trong từng lĩnh vực cụ thể. Trong hoạt động bán
hàng trên website TMĐT, Nghị định yêu cầu các bên sở hữu website phải
thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập và thực hiện cung cấp
thông tin đầy đủ trên website cũng như nghĩa vụ bảo vệ thông tin cá nhân
khách hàng (Điều 27 Nghị định 52/2013/NĐ-CP).
Ngoài ra, tại Mục 3 Chương IV Nghị định 52 - hoạt động của website
khuyến mãi trực tuyến, Mục 4 hoạt động website đấu giá trực tuyến cũng
quy định trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ khuyến
mãi trực tuyến; cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến bao gồm cả thủ tục
đăng ký tại Điều 41 và Điều 46.
Công khai thông tin trên Cổng thông tin quản lý hoạt động TMĐT.
Việc công khai thông tin trên Cổng thông tin quản lý hoạt động TMĐT
của Bộ Công thương lần đầu tiên được đề cập tại Nghị định 52/2013/NĐ-
CP về TMĐT. Theo đó, Nghị định yêu cầu website TMĐT bán hàng bắt
buộc phải thực hiện công khai thông tin đăng ký.
112