Page 105 - Cuon 1
P. 105
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
soát việc sử dụng các phương tiện điện tử, bởi việc chứng minh hành vi
lừa đảo, giả mạo là rất khó khăn và tốn kém. Và như vậy, nếu không có
bằng chứng chứng minh thì các doanh nghiệp sẽ là những chủ thể bị thiệt
hại nhất, do không có phương thức và điều kiện để bảo vệ chính doanh
nghiệp mình.
6. Ký kết hợp đồng điện tử
Bước 1: Đề nghị giao kết hợp đồng
Theo quy định tại Điều 36 Luật giao dịch điện tử năm 2005 quy
định: “Trong GKHĐ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, đề nghị
GKHĐ và chấp nhận GKHĐ có thể được thực hiện thông qua thông điệp
dữ liệu”. Như vậy, có thể thấy, Luật GDĐT quy định rất rõ ràng trình tự
GKHĐ TMĐT bao gồm hai giai đoạn: giai đoạn đề nghị GKHĐ và giai
đoạn chấp nhận GKHĐ.
Khoản 2 Điều 36 Luật GDĐT năm 2005 có quy định: “Trong GKHĐ,
trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, đề nghị GKHĐ và chấp nhận
GKHĐ có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu”.
Tại Việt Nam, tuy không quy định về khái niệm hoạt động GKHĐ
TMĐT trong Luật GDĐT, nhưng với từng trường hợp đã được cụ thể
hóa trong các Nghị định hướng dẫn. Theo đó, về đề nghị GKHĐ không
có bên nhận cụ thể, Điều 12 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định: “Một
thông báo bằng chứng từ điện tử về đề nghị GKHĐ mà không có bên
nhận cụ thể thì chỉ là thông báo mời đề nghị GKHĐ. Thông báo đó chưa
được coi là đề nghị GKHĐ, trừ khi bên thông báo chỉ rõ tại thông báo đó
trách nhiệm của mình trong trường hợp nhận được trả lời chấp nhận”.
Việc quy định chỉ cần bên thông báo chỉ rõ trách nhiệm của mình trong
trường hợp nhận được trả lời chấp nhận vẫn được coi là một đề nghị giao
104