Page 103 - Cuon 1
P. 103
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
thông điệp số có thể được sao, lưu, phát tán trên mạng nên vấn đề lưu trữ,
bảo vệ bản gốc là rất quan trọng. Hợp đồng TMĐT thông thường sẽ được
“lưu trữ” trong hệ thống thông tin của các bên, tức là được “lưu trữ” dưới
dạng thông điệp số mà không được thể hiện dưới hình thức vật chất có thể
“sờ” hay “cầm, nắm” được. Chính vì vậy, muốn giải quyết các vấn đề liên
quan đến bản gốc cũng như lưu trữ hợp đồng điện tử cần phải có những
biện pháp để đảm bảo thông điệp số được nguyên vẹn và chính xác. Để làm
được điều đó, các bên thương nhân cần xây dựng cơ sở kỹ thuật công nghệ
hiện đại để tránh những rủi ro có thể phát sinh, cũng như xây dựng hệ thống
pháp lý để làm chứng cứ hợp pháp khi xảy ra tranh chấp.
Sự tham gia của cơ quan trung gian, tổ chức chứng nhận
Trong GKHĐ TMĐT, ngoài các bên tham gia giao kết (bên đề nghị
và bên chấp nhận đề nghị) còn có một chủ thể khác liên quan mật thiết,
đóng vai trò quan trọng đảm bảo việc GKHĐ TMĐT. Đó là các tổ chức
cung cấp dịch vụ mạng và tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký
điện tử. Các tổ chức này thực hiện việc gửi, lưu trữ thông tin giữa các
bên tham gia GKHĐ TMĐT, cung cấp những thông tin cần thiết để xác
định độ tin cậy của thông điệp dữ liệu trong GKHĐ TMĐT. Các tổ chức
này không tham gia vào quá trình đàm phán, giao kết hay thực hiện hợp
đồng điện tử, mà tham gia với tư cách là người hỗ trợ nhằm đảm bảo
tính hiệu quả và giá trị pháp lý cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng
TMĐT. Chừng nào đường truyền internet và hệ thống mạng có trục trặc,
chừng nào tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử chưa đi
vào hoạt động thì chừng đó việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử
sẽ khó có thể thành công và gặp nhiều rủi ro. Với vai trò quan trọng như
vậy, các quy định về quyền và nghĩa vụ pháp lý của bên thứ ba này luôn
là chế định pháp luật không thể thiếu trong hệ thống pháp luật về GDĐT
của mỗi quốc gia
102