Page 112 - Cuon 1
P. 112
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
dụng một loại chữ ký mới để xác nhận sự đồng thuận của các bên. Chữ
ký đó được gọi là “chữ ký điện tử”.
Theo Khoản 1 Điều 21 Luật GDĐT năm 2005 của Việt Nam, “chữ ký
điện tử là chữ ký được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh
hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp
một cách logic với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký
thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội
dung thông điệp dữ liệu được ký”.
Pháp luật hiện hành cũng quy định các điều kiện đảm bảo an toàn cho
một chữ ký điện tử tại điều 22 của Luật giao dịch điện tử.
Bên cạnh đó, giá trị pháp lý cũng như mức độ an toàn của một chữ ký
điện tử đến đâu lại phụ thuộc vào quy định của pháp luật cũng như công
nghệ khởi tạo, truyền nhận chữ ký điện tử trong từng trường hợp. Tương
tự như chữ ký tay truyền thống, chữ ký điện tử cũng gồm nhiều loại mới
mức độ tin cậy khác nhau như chữ ký điện tử thông thường, chữ ký điện
tử được chứng thực bởi tổ chức không có đăng ký và chữ ký điện tử được
chứng thực bởi tổ chức có đăng ký. Có thể thấy, trong số các chữ ký điện
tử được liệt kê tại khoản 1 Điều 21 Luật GDĐT năm 2005 thì chữ ký số
(digital signture) là loại chữ ký điện tử được sử dụng rộng rãi và an toàn
nhất trên thế giới hiện nay.
7.2. Thông báo, đăng ký hoạt động thương mại điện tử và công khai
thông tin trên cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử
Do những khác biệt đặc thù so với hợp đồng truyền thống cũng như
sự phát triển mới mẻ của hoạt động TMĐT ở Việt Nam nên các quy định
về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này được đặc biệt quan tâm. Ngay từ
khi xây dựng Luật GDĐT năm 2005, các nhà làm luật đã dành hẳn một
111