Page 106 - Cuon 1
P. 106
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
kết như Nghị định số 52/2013/NĐ-CP là một quy định đặc thù, tạo điều
kiện thuận lợi cho các giao dịch TMĐT nói chung cũng như đảm bảo an
toàn cho quá trình giao kết nói riêng.
Khoản 1 Điều 386 BLDS năm 2015 cũng quy định: “Đề nghị GKHĐ
là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề
nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công
chúng”. Như vậy, ngoài trường hợp bên nhận được xác định cụ thể còn
trường hợp lời đề nghị GKHĐ được gửi đến công chúng (không xác định
cụ thể được bên nhận). Đây là quy định điều chỉnh GKHĐ trong TMĐT,
đảm bảo quy định của luật chung (BLDS) được thống nhất với pháp luật
chuyên ngành (Điều 12 Nghị định 52/2013/NĐ-CP).
Ngoài ra, đối với từng lĩnh vực khác nhau, các văn bản pháp luật
chuyên ngành lại có quy định cụ thể hóa chi tiết về việc đề nghị GKHĐ
TMĐT. Như đối với đề nghị GKHĐ của khách hàng khi sử dụng chức
năng đặt hàng trực tuyến trên website TMĐT, Điều 15 Mục 2 Chương II
Nghị định 52/2013/NĐ- CP quy định về thông báo mời đề nghị GKHĐ
như sau: “Nếu một website TMĐT có chức năng đặt hàng trực tuyến áp
dụng cho từng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể được giới thiệu trên website
đó, thì các thông tin giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ và các điều khoản
liên quan được coi là thông báo mời đề nghị GKHĐ của thương nhân, tổ
chức, cá nhân bán hàng theo quy định tại Điều 12 Nghị định này”. Trên
cơ sở thông báo, lời mời này sẽ hình thành đề nghị GKHĐ, là “Chứng từ
điện tử do khách hàng khởi tạo và gửi đi bằng cách sử dụng chức năng
đặt hàng trực tuyến được coi là đề nghị GKHĐ của khách hàng đối với
hàng hóa hoặc dịch vụ gắn kèm chức năng đặt hàng trực tuyến đó” (Điều
17 Nghị định 52/2013/NĐ-CP).
Trong lĩnh vực GKHĐ qua ứng dụng điện thoại di động, theo Khoản
105