Page 109 - Cuon 1
P. 109
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
Điều 19 Nghị định 52/2013/NĐ-CP thay thế Nghị định 57/2006/NĐ-
CP quy định về trả lời chấp nhận đề nghị GKHĐ TMĐT như sau: “Trả
lời chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị GKHĐ phải được thực hiện
dưới hình thức phù hợp để thông tin có thể lưu trữ, in và hiển thị được
tại hệ thống thông tin của khách hàng”. Ngoài ra, khi trả lời chấp nhận
đề nghị GKHĐ của khách hàng, thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng
phải cung cấp cho khách hàng những thông tin sau:
- Danh sách toàn bộ hàng hóa hoặc dịch vụ khách hàng đặt mua, số
lượng, giá của từng sản phẩm và tổng giá trị hợp đồng;
- Thời hạn giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ;
- Thông tin liên hệ để khách hàng có thể hỏi về tình trạng thực hiện
hợp đồng khi cần thiết.
Bước 3: Ký kết hợp đồng thương mại điện tử
Luật GDĐT năm 2005 và Nghị định 57/2006/NĐ-CP về TMĐT trước
đây đều không quy định về thời điểm GKHĐ. Vấn đề này bị bỏ ngỏ và
chỉ được quy định trực tiếp khi Thông tư 09/2008/TT-BCT hướng dẫn
Nghị định TMĐT về cung cấp và GKHĐ trên website TMĐT được ban
hành. Theo đó, thời điểm GKHĐ khi sử dụng chức năng đặt hàng trực
tuyến trên website TMĐT là thời điểm khách hàng nhận được trả lời của
thương nhân chấp nhận đề nghị GKHĐ (Khoản 6 Thông tư 09/2008/
TT-BCT). Trong đó, khi trả lời chấp nhận GKHĐ này, thương nhân phải
cung cấp các thông tin về: Danh sách toàn bộ hàng hóa hoặc dịch vụ
khách hàng đặt mua, số lượng, giá của từng sản phẩm và tổng giá trị
hợp đồng; Thời hạn giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ; Thông tin liên hệ
để khách hàng có thể hỏi về tình trạng thực hiện hợp đồng khi cần thiết
(Điểm a Khoản 6 Mục II Thông tư 09/2008/TT-BCT). Hiện nay, Nghị
108