Page 110 - Cuon 1
P. 110
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
định 52/2013/NĐ-CP về TMĐT thay thế cho Nghị 57/2006/NĐ-CP và
Thông tư 09/2008/NĐ-CP cũng tiếp tục kế thừa và quy định tương tự về
vấn đề này (Điều 21 Nghị định 52/2013/NĐ-CP).
Khoản 2 Điều 36 Luật GDĐT năm 2005 quy định “Trong GKHĐ,
trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, đề nghị GKHĐ và chấp nhận
GKHĐ có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu”. Như vậy,
xác định thời điểm GKHĐ trong lĩnh vực TMĐT, chính là việc xác định
thời điểm gửi và nhận các thông điệp dữ liệu cấu thành nên “lời đề nghị
giao kết”. Tiếp theo, Nghị định 52/2013/NĐ-CP về TMĐT đã đưa ra
những quy định hướng dẫn giúp các bên ký kết hợp đồng TMĐT có thể
xác định rõ ràng thời điểm gửi và nhận các thông điệp dữ liệu này.
Điều 10 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định:
“1. Thời điểm gửi một chứng từ điện tử là thời điểm chứng từ điện tử
đó rời khỏi hệ thống thông tin dưới sự kiểm soát của người khởi tạo hay
đại diện của người khởi tạo. Trong trường hợp chứng từ điện tử không
rời khỏi hệ thống thông tin dưới sự kiểm soát của người khởi tạo hay đại
diện của người khởi tạo, thời điểm gửi là thời điểm nhận được chứng từ
điện tử.
2. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác, thời điểm
nhận một chứng từ điện tử là thời điểm chứng từ điện tử đó tới được địa
chỉ điện tử do người nhận chỉ ra và có thể truy cập được.”
Trong lĩnh vực TMĐT, do có đặc thù của việc sử dụng các phương
tiện điện tử được kết nối internet, nên các nhà làm luật đã xác định thời
điểm gửi và nhận các chứng từ điện tử trong hai trường hợp. Trong trường
hợp các phương tiện điện tử hoạt động bình thường, thì thời điểm gửi
một chứng từ điện tử là thời điểm chứng từ điện tử đó rời khỏi hệ thống
109