Page 102 - Cuon 1
P. 102
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
dịch vụ chứng thực điện tử phát hành hoặc do các bên giao dịch tự tạo ra.
Việc sử dụng cách thức này không những đảm bảo yêu cầu về mặt công
nghệ, tránh sự sao chép, hay giả mạo chữ ký điện tử mà còn đảm bảo về
mặt căn cứ pháp lý thể hiện rõ ý chí tự do khi ký kết hợp đồng.
Vấn đề bản gốc và lưu trữ hợp đồng
Trong hợp đồng ký theo cách truyền thống, vấn đề bản gốc và lưu trữ
hợp đồng là vấn đề dễ dàng xử lý. Bởi, với hợp đồng thương mại ký bằng
văn bản, mỗi bên thương nhân sẽ giữ một hoặc một số bản (được coi là
bản gốc) và lưu trữ tại trụ sở của mình.
Tuy nhiên, với hợp đồng TMĐT lại nảy sinh vấn đề hoàn toàn khác
biệt. Do được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu, hợp đồng được
soạn ra, gửi đi, được nhận và được lưu trữ hoàn toàn bằng phương tiện
điện tử. Những thông điệp dữ liệu được gửi đi thực chất chỉ là những bản
copy, còn bản gốc vẫn được giữ lại ở máy tính đã khởi tạo ra hay lưu giữ
thông điệp dữ liệu đó. Việc bảo đảm tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu
này là điều không phải đơn giản trong một môi trường điện tử có thể dễ
dàng sửa đổi. Nếu các thông điệp dữ liệu đó bị sửa đổi thì khó xác định
được đâu là bản gốc. Thậm chí, còn có ý kiến khẳng định: “Có thể dễ
dàng nhận thấy rằng trên mạng máy tính, không tồn tại bản gốc của hợp
đồng vì một số thông tin được đưa vào máy tính và giả thiết rằng văn bản
gốc tồn tại dưới hình thức phi vật chất trong bộ nhớ của máy tính thì tất
cả những gì các bạn in ra chỉ là những bản copy. Như vậy, cần phải tìm
các biện pháp khác để đem lại cho những bản copy này một giá trị pháp
lý nhất định, chứ không phải là những biện pháp truyền thống như biện
pháp chứng thực văn bản viết”.
Do khó xác định được bản gốc của hợp đồng nên dẫn đến vấn đề lưu
trữ nó cũng trở nên khó khăn. Do được “thể hiện” qua các dữ liệu điện tử,
101