Page 101 - Cuon 1
P. 101
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
mặt pháp lý, một chữ ký trong hợp đồng chính là cơ sở để xác định những
gì các bên đã thỏa thuận. Đồng thời, chữ ký còn có những ý nghĩa khác:
thứ nhất, nó có thể sử dụng để xác định chủ thể hợp đồng trong trường
hợp chủ thể là cá nhân, xác định người đại diện ký kết hợp đồng trong
trường hợp chủ thể là pháp nhân; thứ hai, chữ ký có thể được sử dụng làm
bằng chứng cho tính toàn vẹn của một văn bản (ví dụ, trong một văn bản
dài, chữ ký không chỉ xuất hiện ở trang cuối mà còn ở từng trang, điều
này bảo đảm hợp đồng là một thể thống nhất, tránh sự thay đổi ở bất kỳ
phần nào trong hợp đồng, từ đó bảo đảm tính toàn vẹn của văn bản).
Đối với văn bản hợp đồng, pháp luật các quốc gia thường thống nhất
quy định các bên tham gia cùng ký vào một văn bản là điều kiện cần để
hợp đồng có giá trị pháp lý. Chữ ký có thể là bất kỳ biểu tượng nào (như
ký bằng tay, đóng dấu, điểm chỉ...) được sử dụng hoặc được chấp nhận
bởi các bên tham gia với mục đích xác thực nội dung văn bản.
Đối với hợp đồng điện tử, việc tạo lập một chữ ký hay đóng dấu sẽ
không thể thực hiện như với hình thức văn bản của hợp đồng thông thường,
mà sẽ được ký bằng chữ ký điện tử. Chữ ký điện tử (electronic signature)
được định nghĩa là dữ liệu tồn tại dưới dạng điện tử trong hoặc đi kèm với
“văn bản điện tử” dùng để xác định bên ký kết “văn bản điện tử” và chỉ rõ
sự chấp thuận của bên ký kết về nội dung các thông tin trong “văn bản điện
tử” đó (Điều 2 Luật mẫu của UNCITRAL năm 2001 về chữ ký điện tử ).
Chữ ký trong hợp đồng truyền thống là bằng chứng chứng minh sự
hiện diện của một chủ thể tại thời gian và địa điểm ký văn bản. Với hợp
đồng điện tử, chủ thể giao dịch có thể lập trình sẵn một chương trình trả
lời, hay ký kết các giao dịch nhất định. Theo đó, dù không có sự hiện
diện của chủ thể thì hệ thống vẫn hoạt động bình thường và hợp đồng vẫn
được ký kết. Chữ ký điện tử để an toàn thường do một công ty cung cấp
100