Page 98 - Cuon 1
P. 98
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
Cùng với các quy định pháp luật chuyên ngành, hệ thống pháp
luật chung cũng đã có khuôn khổ pháp lý điều chỉnh giao dịch
thông qua phương tiện điện tử như Bộ Luật Dân sự 2015, Luật Giao
dịch điện tử 2005, Luật an ninh Mạng 2018, Luật Công nghệ thông
tin 2006, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và rất nhiều các Nghị định,
Thông tư hướng dẫn các Luật này.
Theo đó, Điều 119 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định: Giao dịch
dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi
cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình
thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch
điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
Điều 33 Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định “Hợp đồng điện
tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy
định của Luật này”.
Trên thực tế, các ngân hàng cũng như các doanh nghiệp, cá nhân
khác cũng thực hiện nhiều giao kết thông qua phương thức điện
tử. Tuy nhiên, đáng nói là mặc dù quy định pháp luật cho phép các
bên được thực hiện trong giao dịch điện tử nhưng các quy định liên
quan chứng cứ điện tử khi giải quyết tranh chấp còn thiếu.
Được biết, Điều 94, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định:
“Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây: 1. Tài liệu đọc
được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử…”
Khoản 3 Điều 95, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định: “Thông
điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu
điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các
hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch
điện tử”.
97