Page 99 - Cuon 1
P. 99
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
Tuy nhiên, ở mức độ văn bản hướng dẫn dưới luật như Nghị
định, Thông tư, chưa có hướng dẫn áp dụng pháp luật các nội dung
liên quan hình thức giao dịch điện tử ở dạng “thông điệp dữ liệu”.
5. Phân biệt hợp đồng điện tử với hợp đồng truyền thống
Có thể thấy, khác với hợp đồng giao kết theo cách truyền thống, hợp
đồng thương mại điện tử sử dụng các phương tiện điện tử có kết nối mạng
để truyền dẫn các thông điệp dữ liệu. Do đó, khi GKHĐ TMĐT sẽ phát
sinh một số vấn đề mới so với hợp đồng truyền thống về hình thức hợp
đồng, chữ ký điện tử hay vấn đề lưu trữ, bảo vệ bản gốc... Cụ thể như sau:
Thời gian và địa điểm giao kết hợp đồng
Về thời gian giao kết hợp đồng:
Cũng như hợp đồng truyền thống, khi GKHĐ TMĐT các bên giao kết
cũng phải tuân theo các quy định về đề nghị GKHĐ và chấp nhận đề nghị
GKHĐ. Tuy nhiên, việc “gửi” và “nhận” một đề nghị chào hàng hay chấp
nhận chào hàng lại không thể hiện dưới dạng văn bản “giấy trắng, mực
đen” thông thường mà bằng các thông điệp dữ liệu được mã hóa dưới dạng
thuật toán. Chính vì vậy, khi GKHĐ TMĐT sẽ đặt ra câu hỏi: Khi nào lời
chào hàng bắt đầu có hiệu lực và khi nào chấp nhận chào hàng được coi là
đã gửi đi? Điều này gây khó khăn để xác định chính xác thời gian GKHĐ.
Đây là căn cứ quan trọng, bởi theo thông lệ pháp luật thương mại: thời
điểm GKHĐ thương mại là yếu tố quan trọng để xác định thời điểm có hiệu
lực của hợp đồng khi hai bên không có thỏa thuận khác.
Trên thế giới, để xác định thời điểm hợp đồng hình thành, một số
nước theo hệ thống Common Law như Anh, Mỹ... áp dụng thuyết tống
phát (thuyết gửi), coi thời điểm ký kết hợp đồng là thời điểm bên được
98