Page 66 - Cuon 4
P. 66
PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
Kế hoạch ATVSLĐ có thể được lập đơn giản với các hoạt động thiết thực nhất,
phù hợp nhất. Nhưng dù tổng quát hay chi tiết, trong kế hoạch phải xác định,
phân bổ trách nhiệm và quyền hạn để phân phối các mục tiêu ATVSLĐ (ở mỗi
cấp có liên quan). Điều này sẽ xác định các nhiệm vụ được triển khai, phân bổ
quỹ thời gian nhằm đáp ứng các mục tiêu liên quan, và cung cấp cho việc phân
bổ các nguồn lực (chẳng hạn như tài chính, nhân lực, trang thiết bị và công tác
hậu cần) ở mỗi công việc.
Trường hợp có sự thay đổi hoặc bổ sung quan trọng trong thực tế công
việc, các quy trình, thiết bị hoặc nguyên vật liệu, kế hoạch sẽ đưa ra những
phương pháp xác định mối nguy hại và đánh giá rủi ro mới.
* Lưu ý:
Doanh nghiệp cơ sở phải xây dựng Kế hoạch ATVSLĐ hàng năm, Kế
hoạch ATVSLĐ phải được xây dựng trước năm thực hiện kế hoạch.
Kế hoạch an toàn vệ sinh lao động phải được lấy ý kiến Ban chấp hành
công đoàn cơ sở.
Kế hoạch An toàn vệ sinh lao động phải có ít nhất 5 nội dung theo quy định
tại Điều 76, Luật An toàn vệ sinh lao động 2015.
2.2. Kế hoạch Phòng ngừa, ứng phó với các tình huống khẩn cấp
* Căn cứ pháp lý: Điều 78, 79 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015.
Tình huống khẩn cấp xảy ra tại nơi làm việc là tình trạng bất khả kháng,
gây nguy cơ đe dọa đến NLĐ, khách hàng hoặc cộng đồng; làm ngưng trệ hoặc
ngừng lại các hoạt động của doanh nghiệp; hoặc gây thiệt hại vật chất, đến môi
trường. Trường hợp khẩn cấp có thể là do tự nhiên hoặc do con người tạo ra, như:
+ Hoả hoạn.
+ Thoát khí ga độc hại.
+ Tràn các chất hóa học.
+ Các tai nạn phóng xạ.
+ Cháy nổ.
+ Gây rối loạn khu dân cư.
+ Bạo lực nơi làm việc dẫn đến thương tích, chấn thương.
65