Page 61 - Cuon 4
P. 61
PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
- Xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi làm việc;
- Ban hành quy chế họp định kỳ hoặc khẩn cấp theo tình hình dịch. Phân
công trách nhiệm, quyền hạn của các thành viên.
- Thường xuyên được cập nhật thông tin về tình hình dịch trên trang
Website của Bộ Y tế (https://ncov.moh.gov.vn/web/guest/trang-chu) và trang
thông tin điện tử địa phương.
- Ban hành các nội quy, quy định đối với người lao động và khách đến làm
việc đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19
- Ký cam kết về thực hiện các quy định về phòng, chống dịch với Ban quản
lý khu công nghiệp/UBND cấp huyện.
- Yêu cầu người lao động và các đơn vị cung cấp dịch vụ (ăn uống, đưa
đón người lao động và các dịch vụ khác) ký cam kết thực hiện các quy định về
phòng, chống dịch COVID-19 với đơn vị.
- Thực hiện tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm và cập nhật trên bản đồ an toàn
COVID-19
- Tổ chức tự kiểm tra, giám sát thực hiện công tác phòng, chống dịch của
đơn vị.
- Phân công người kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện.
- Đề xuất các biện pháp khắc phục.
* Lưu ý: Doanh nghiệp, cơ sở ban hành quyết định thành lập Ban chỉ đạo
phòng chống dịch theo Mẫu số 1, Công văn 5522/BYT-MT ngày 12/7/2021
của Bộ Y tế về việc mẫu kế hoạch PCD COVID-19 cho CSSXKD và mẫu cam
kết PCD tại khu nhà trọ cho người lao động.
1.2.3. Hướng dẫn thành lập Tổ an toàn COVID-19 tại các doanh nghiệp.
Theo Quyết định số 2787/QĐ-BYT ngày 5/6/2021 của Bộ Y tế hướng dẫn
phương án phòng, chống dịch khi có trường hợp mắc COVID-19 tại cơ sở sản
xuất, kinh doanh, khu công nghiệp, mỗi tổ sản xuất hoặc bộ phận tương đương
thành lập ít nhất một Tổ an toàn COVID-19, hoạt động kiêm nhiệm. Trường
hợp Tổ sản xuất có đông lao động, có thể thành lập nhiều Tổ.
60