Page 68 - Cuon 4
P. 68
PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
Những nỗ lực phục hồi chủ yếu liên quan đến các hành động như việc tái
thiết các tài sản, máy móc bị phá hủy, khôi phục công việc và sửa chữa cơ sở
hạ tầng thiết yếu khác.
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ việc xây dựng kế hoạch hành động
khẩn cấp cần lưu ý các nội dung sau:
* Yêu cầu kế hoạch ứng cứu khẩn cấp:
- Phòng ngừa: Phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố nghiêm trọng như cháy nổ,
sập đổ thì báo ngay để ngăn chặn.
- Ứng phó khẩn cấp, phục hồi sớm: khi trường hợp khẩn cấp đã xảy ra
thì tiến hành các bước theo một trình tự nhất định từ tìm kiếm cứu nạn (người
trước, máy sau...), đánh giá thiệt hại, dọn dẹp vệ sinh; hỗ trợ cứu trợ; sửa chữa
nhà tạm, phục hồi hệ thống hạ tầng...
- Phục hồi, tái thiết nhanh nhất: phục hồi quy trình sản xuất, nhà xưởng,
hệ thống hạ tầng cơ sở...
* Các mục tiêu của kế hoạch ứng cứu khẩn cấp:
- Hướng dẫn các cấp quản lý tham gia quá trình ứng cứu sự cố xảy ra tại
các cơ sở của doanh nghiệp;
- Bảo đảm an toàn của con người được đặt lên hàng đầu trong mọi hoạt
động ứng cứu;
- Giảm tối thiểu tác động của hoạt động ứng cứu, mà có thể gây thương
vong cho con người, hư hại tài sản, môi trường hoặc uy tín doanh nghiệp hay
gián đoạn hoạt động SXKD;
- Đề ra các quy trình ứng với tiêu chuẩn để ứng cứu hiệu quả đối với các
sự cố tiêu biểu, đã được xác định trước có thể xảy ra trong quá trình SXKD của
doanh nghiệp;
- Bảo đảm quá trình thông tin liên lạc và báo cáo với các cơ quan liên quan
được rõ ràng và thấu suốt cho các bên;
- Bảo đảm nhanh chóng phục hồi SXKD sau khi có sự cố.
* Các bước xây dựng kế hoạch:
- Xác định tình huống/trường hợp khẩn cấp: Trên cơ sở đánh giá rủi ro,
67