Page 70 - Cuon 4
P. 70
PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
* Huấn luyện và đào tạo.
Cần phải tổ chức các lớp tập huấn thường xuyên cho NLĐ trong đội ứng
cứu tình huống khẩn cấp. Thông thuộc các quy trình làm việc an toàn đặc biệt
các công việc có nguy cơ cao; yêu cầu nghiêm ngặt ATLĐ; đặc biệt là hành
động cần thực hiện ngay khi xảy ra tình huống khẩn cấp. Đào tạo các nghiệp
vụ sơ cứu, cấp cứu nạn nhân. Thành thạo cách sử dụng các phương tiện thông
tin: chuông báo động, còi, điện thoại... Biết các địa chỉ liên lạc đến người có
khả năng giải quyết sự cố và cơ quan chức năng. Sử dụng dụng cụ phòng hộ
cá nhân, thiết bị cứu hộ.
* Lưu ý:
Nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại có nguy cơ gây tai nạn
lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng lực lượng ứng
cứu chuyên trách hoặc bán chuyên trách theo quy định và tổ chức huấn luyện
sơ cứu, cấp cứu cho người lao động.
Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp được quy định tại các văn bản pháp luật
chuyên ngành như: PCCC, sự cố hóa chất… phải được thực hiện theo trình tự,
thủ tục, thẩm quyền theo quy định của pháp luật chuyên ngành; được các cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2.3. Kế hoạch phòng chống dịch và Hướng dẫn xử lý khi phát hiện
người lao động nhiễm F0 - COVID-19
◆ Kế hoạch phòng chống dịch
* Căn cứ pháp lý.
Quyết định 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 của Ban chỉ đạo Quốc gia
phòng, chống dịch COVID-19 về việc ban hành “Hướng dẫn phòng, chống và
đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho
người lao động”;
Quyết định số 2787/QĐ-BYT ngày 05/6/2021 của Bộ Y tế hướng dẫn các
phương án phòng, chống dịch khi có các trường hợp mắc bệnh COVID-19 tại
các cơ sở sản xuất kinh doanh và khu công nghiệp.
Công văn số 5522/BYT-MT ngày 12 tháng 7 năm 2021 của Bộ Y tế về việc
“mẫu kế hoạch PCD COVID-19 cho CSSXKD và mẫu cam kết PCD tại khu
nhà trọ cho người lao động.”
69