Page 71 - Cuon 4
P. 71

PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
             MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM



                  * Mục đích:

                   Lãnh đạo, toàn thể người lao động trong doanh nghiệp, cơ sở hiểu rõ mục
             đích và nghiêm túc thực hiện kế hoạch phòng chống dịch COVID-19 và các
             phương án xử trí khi có các trường hợp mắc COVID-19 nhằm giảm thiểu nguy
             cơ lây nhiễm COVID-19 tại đơn vị. Chủ động phát hiện sớm và xử lý kịp thời
             trường hợp nghi mắc, mắc COVID-19 tại đơn vị. Đảm bảo sản xuất an toàn và
             thực hiện mục tiêu kép; hạn chế tác động của dịch bệnh đến hoạt động sản xuất
             kinh doanh của đơn vị.

                  * Nội dung Kế hoạch.

                  - Thông tin chung: Bao gồm các thông tin đăng ký của doanh nghiệp; cơ
             sở; Tổng số người lao động ( Nội tỉnh, ngoại tỉnh, ở KTX, ở trọ, Hợp đồng
             ngắn hạn, dài hạn, lao động nước ngoài….); Số người lao động phân theo từng
             phân xưởng/dây chuyền, khu vực SX…và diện tích mỗi khu vực (Kèm theo sơ

             đồ mặt bằng); Các thông tin khác (Nhà ăn, nhà vệ sinh, thời gian làm việc…);
             Thông tin cán bộ đầu mối phòng chống dịch tại đơn vị ( Tên, Số đt, Email…);
             Thông tin cán bộ làm y tế hoặc đơn vị ký hợp đồng chăm sóc sức khỏe cho
             NLĐ ( Tên, SĐT, Email…).

                  - Mục tiêu và yêu cầu: Các mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và yêu cầu.

                  - Xác định nguy cơ lây nhiễm: Cần lập chi tiết để có cơ sở áp dụng các biện
             pháp phòng chống dịch phù hợp như:  Các vị trí có tập trung đông người (cổng
             ra vào, thang máy, phòng họp…); các vị trí Người lao động thường xuyên tiếp
             xúc cần tăng cường vệ sinh, khử khuẩn (tay vịn cầu thang, tay nắm cửa…);
             Các đơn vị cung cấp, nhà thầu (đơn vị cung cấp suất ăn, xử lý rác thải, bảo vệ,
             dịch vụ khác….); Phương tiện đưa đón người lao động (Số lượng xe, số lượng
             người được đưa đón…); Cập nhật tình hình dịch bệnh trên địa bàn (Số trường

             hợp F0, F1, F2).
                  - Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tại đơn vị : Thành lập Ban chỉ
             đạo phòng chống dịch tại doanh nghiệp do thủ trưởng là trưởng ban; Thường

             trực là bộ phận y tế; Xây dựng quy chế, phân công nhiệm vụ các thành viên
             (Người phụ trách xét nghiệm, phân luồng, họp, báo cáo, truy vết, kiểm tra, ....);
             Giám sát, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các biện pháp chống dịch theo quy định
             của pháp luật và nội quy, quy định, hướng dẫn của doanh nghiệp; Đề xuất khắc
             phục các vướng mắc.




             70
   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75   76