Page 64 - Cuon 4
P. 64
PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
- Minh họa rõ ràng những cam kết trong việc kiểm soát hiệu quả việc bảo
vệ sức khỏe và bảo đảm an toàn cho NLĐ;
- Cho NLĐ thấy rằng việc thực hiện công tác an toàn là phù hợp với các
hoạt động của doanh nghiệp;
- Nêu rõ cam kết, các nguyên tắc, mục tiêu, chiến lược và quy trình an toàn
của doanh nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch ATVSLĐ thông qua tất cả các
cấp của doanh nghiệp;
- Phân định rõ ràng trách nhiệm và nghĩa vụ của NLĐ và NSDLĐ trong
vấn đề an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc;
- Thiết lập những tiêu chí công việc và quy trình an toàn để phòng chống
tai nạn và BNN tại nơi làm việc.
Việc lập kế hoạch ATVSLĐ phải được lấy ý kiến Ban chấp hành công
đoàn cơ sở. Trách nhiệm đảm bảo an toàn sức khỏe cho NLĐ liên quan mật
thiết đến kế hoạch SXKD. Cho nên kế hoạch ATVSLĐ cần phải được xây dựng
đồng thời và tương xứng với yêu cầu và quy mô của kế hoạch sản xuất và các
kế hoạch khác của doanh nghiệp, cơ sở SXKD, phải được cân đối về tài chính
và thực hiện đồng bộ với kế hoạch SXKD. Nội dung kế hoạch ATVSLĐ phải
được xác định trong hệ thống chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính của
doanh nghiệp, cơ sở SXKD để theo dõi thống kê, báo cáo.
Khi xây dựng kế hoạch ATVSLĐ cần xem xét:
- Các yêu cầu pháp lý, cam kết và đòi hỏi khác (nếu có).
- Sự thay đổi hoặc cải tiến nhằm đạt được hiệu quả của kế hoạch ATVSLĐ.
- Mục tiêu dài hạn (hơn 1 năm) và mục tiêu ngắn hạn (1 năm hoặc dưới 1
năm) trong công tác ATVSLĐ.
- Tham khảo ý kiến của NLĐ, đại diện của họ và quan điểm của các bên
có liên quan.
* Căn cứ để xây dựng kế hoạch ATVSLĐ
- Đánh giá rủi ro về ATVSLĐ tại nơi làm việc; việc kiểm soát yếu tố nguy
hiểm, yếu tố có hại và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp;
63