Page 99 - Cuon 4
P. 99

PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
             MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM



             phương tiện phòng cháy chữa cháy, dụng cụ phương tiện cấp cứu sự cố v.v...
             và báo cáo tổ trưởng những thiếu sót hoặc các nguy cơ gây TNLĐ hoặc ảnh
             hưởng xấu tới sức khỏe (nếu có);

                  + Tổ trưởng sau khi nhận được các thông tin về tình trạng mất an toàn có
             nhiệm vụ kiểm tra lại các tồn tại được tổ viên phát hiện, hướng dẫn hoặc bàn
             bạc với NLĐ trong tổ các biện pháp loại trừ để tránh xảy ra TNLĐ;

                  + Đối với những nguy cơ mà tổ không có khả năng tự giải quyết được thì
             phải thực hiện các biện pháp tạm thời để phòng tránh xảy ra TNLĐ, sau đó ghi
             vào sổ kiến nghị và báo cáo ngay với quản đốc phân xưởng để được giải quyết.

                  - Lập sổ kiến nghị và sổ ghi biên bản kiểm tra về ATLĐ, VSLĐ:

                  + Sổ kiến nghị và sổ ghi biên bản kiểm tra về ATVSLĐ là hồ sơ gốc của
             hoạt động tự kiểm tra ATVSLĐ, là chế độ công tác của cán bộ quản lý sản xuất
             các cấp để thực hiện chức năng nhiệm vụ kiểm tra đôn đốc cũng như tranh thủ
             sự đóng góp phản ánh của cấp dưới về tình hình ATVSLĐ, là hồ sơ theo dõi
             việc giải quyết các thiếu sót tồn tại. Vì vậy, việc lập sổ kiến nghị và sổ ghi biên

             bản kiểm tra là yêu cầu bắt buộc ở mọi cấp trong doanh nghiệp;
                  + Sổ kiến nghị và sổ ghi biên bản kiểm tra về an toàn và VSLĐ phải được
             đóng dấu giáp lai và quản lý, lưu giữ theo chế độ quản lý tài liệu hiện hành để

             truy cứu khi cần thiết;

                  + Mọi trường hợp phản ánh kiến nghị đề xuất và tiếp nhận kiến nghị đề
             xuất đều phải được ghi chép và ký nhận vào sổ kiến nghị về ATVSLĐ để có cơ
             sở xác định trách nhiệm.
                  4.1.4. Lưu ý khi kiểm tra, tự kiểm tra.

                  - Người sử dụng lao động phải thông báo kết quả kiểm tra, tự kiểm tra đến

             toàn thể người lao động.
                  - Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các ngành nghề có
             nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Điều 8, Thông tư 07/2016/

             TT-BLĐTBXH) người sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra toàn diện ít nhất
             01 lần trong 06 tháng ở cấp cơ sở, doanh nghiệp; 01 lần trong 03 tháng ở cấp
             phân xưởng, tổ, đội sản xuất hoặc tương đương. Đối với các ngành nghề khác
             kiểm tra toàn diện ít nhất 01 lần trong 01 năm ở cấp cơ sở, doanh nghiệp; 01
             lần trong 06 tháng ở cấp phân xưởng, tổ, đội sản xuất hoặc tương đương.




             98
   94   95   96   97   98   99   100   101   102   103   104