Page 150 - Cuon 3
P. 150
CẨM NANG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
(VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THÀNH LẬP, HUY ĐỘNG VỐN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP)
IV. THỜI HIỆU
Một trong các vấn đề mà các doanh nghiệp hay mắc sai lầm khi giao
kết hợp đồng mua bán hàng hóa là chưa thực sự quan tâm đến thời hiệu
khiếu nại và khởi kiện.
Chẳng hạn như ví dụ sau:
Công ty TNHH A chuyên sản xuất hàng may mặc, phân phối cho các
công ty có nhu cầu tiêu thụ trong cả nước. Năm 2015 công ty này ký hợp
đồng cung cấp áo sơ mi cho Công ty TNHH B trong 1 năm, tuy nhiên
kết thúc một năm phía Công ty TNHH B vẫn chưa trả tiền cho bên Công
ty TNHH A. Hai bên làm biên bản đối chiếu công nợ, nhưng 8 tháng sau
Công ty TNHH B vẫn chưa trả số tiền nợ cho Công ty TNHH A, đồng
thời khiếu nại chất lượng hàng hóa mà anh tú cung cấp là không bảo đảm
chất lượng và đề nghị giảm tiền phải trả. Công ty TNHH A không đồng ý
và kiện Công ty TNHH B ra Tòa. Tuy nhiên, theo Điều 318 Luật Thương
mại 2005 hàng hóa này là hàng không có bảo hành, Công ty TNHH B khó
có căn cứ khiếu nại Công ty TNHH A về chất lượng hàng hóa, hơn nữa
Công ty TNHH B cũng đã mất quyền khiếu nại.
Theo Điều 318 Luật thương mại: thời hạn khiếu nại do các bên thỏa
thuận, nếu các bên không có thoả thuận thì thời hạn khiếu nại được quy
định như sau:
+ 3 tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng hàng hoá;
+ 6 tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về chất lượng hàng
hoá; trong trường hợp hàng hoá có bảo hành thì thời hạn khiếu nại là ba
tháng, kể từ ngày hết thời hạn bảo hành;
+ 9 tháng, kể từ ngày bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp
đồng hoặc trong trường hợp có bảo hành thì kể từ ngày hết thời hạn bảo
hành đối với khiếu nại về các vi phạm khác.
149