Page 153 - Cuon 3
P. 153
CẨM NANG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
(VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THÀNH LẬP, HUY ĐỘNG VỐN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP)
không thoả thuận rằng, nếu không làm hoặc thực hiện không đúng thì sẽ
xử lý như thế nào. Đến khi thực hiện hợp đồng, một bên vi phạm hợp
đồng, nhưng bên kia loay hoay không biết áp dụng chế tài như thế nào để
bảo vệ quyền của mình vì hợp đồng … không có quy định.
Các chế tài trong hoạt động thương mại được quy định tại Chương
VII Luật Thương mại 2005, bao gồm:
1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng
Điều 297 Luật Thương mại: “Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc
bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng
các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu
chi phí phát sinh.”
Ví dụ điển hình:
Nhà thầu phụ thi công chậm tiến độ, nhà thầu chính có quyền yêu cầu
nhà thầu phụ phải có các biện pháp tăng ca tăng kíp, bổ sung thêm máy
móc, nhân công để lấy lại đúng tiến độ. Hoặc nhà thầu chính có quyền lấy
lại một phần công việc để tự thực hiện hoặc thuê nhà thầu khác với mọi
chi phí do nhà thầu phụ chịu.
Ví dụ khác:
Nhà thầu phụ cung cấp xi măng giao hàng nhưng xi măng bị ẩm,
không đạt tiêu chuẩn thì nhà thầu chính có quyền yêu cầu giao lại hàng,
hoặc lấy hàng của nhà cung cấp khác với chi phí chênh lệch do nhà thầu
phụ chịu.
2. Phạt vi phạm
Điều 300 Luật thương mại: “Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu
cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong
hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm.”
152