Page 145 - Cuon 3
P. 145
CẨM NANG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
(VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THÀNH LẬP, HUY ĐỘNG VỐN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP)
Ví dụ: Đối với hợp đồng cần phải công chứng thì thời điểm có hiệu
lực là ngay sau khi công chứng viên ký và đóng dấu.
+ Theo thỏa thuận của các bên
Trường hợp pháp luật không quy định điều kiện thời điểm có hiệu lực
của hợp đồng thì sẽ dựa vào thỏa thuận của các bên.
Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không thỏa
thuận trong hợp đồng thì thời điểm có hiêu lực là thời điểm các bên thực
hiện giao kết. Tùy vào các loại hợp đồng bằng văn bản, lời nói hay hành
động thì sẽ xác định thời điểm giao kết hợp đồng là khác nhau.
3. Hợp đồng vô hiệu và xử lý hợp đồng thương mại vô hiệu
3.1. Hợp đồng thương mại vô hiệu
+ Hợp đồng có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật
và đạo đức xã hội; (Hàng hóa bị cấm giao dịch trên thị trường hoặc dịch
vụ bị từ chối cung ứng) (Điều 123 BLDS 2015).
+ Hợp đồng vô hiệu do giả tạo: Khi các bên xác lập hợp đồng một
cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô
hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực) - (Điều 124 BLDS 2015).
Ví dụ:
Trong các dự án bất động sản, các chủ đầu tư thực hiện các hợp đồng
góp vốn nhằm che giấu hợp đồng thực chất bên trong đó là hợp đồng mua
bán chung cư vào thời điểm khi mà các chủ đầu tư chưa được phép thực
hiện việc mua bán các căn hộ chung cư này. Vậy thì trong trường hợp này
hợp đồng góp vốn là hợp đồng giả tạo che giấu hợp đồng mua bán chung
cư, như vậy đây được coi là một loại hợp đồng vô hiệu.
+ Hợp đồng giao dịch không đúng thẩm quyền (Điều 125 BLDS
2015).
144