Page 148 - Cuon 3
P. 148
CẨM NANG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
(VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THÀNH LẬP, HUY ĐỘNG VỐN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP)
Ví dụ:
Hợp đồng mua bán hàng hóa bị tuyên vô hiệu, bên bán phải trả lại
cho bên mua tiền mua, bên mua phải trả lại hàng cho bên bán.
Đây là một rủi ro rất lớn trong kinh doanh, vì khi phải trả lại cho nhau
nghĩa vụ đã thực hiện thì các bên sẽ phải tìm đối tác khác để giao kết.
Ví dụ khác:
Tháng 3 năm 2016, công ty chăn nuôi và chế biến nông sản A, ký hợp
đồng với công ty chuyên sản xuất lốp xe ô tô B, mua lốp xe ô tô các loại
trị giá 2 tỷ VND để phục vụ hoạt động của công ty. Công ty A ứng trước
cho công ty B 300 triệu đồng. Theo hợp đồng ngày 1/4/2016, công ty B
giao hàng đợt một cho công ty A trị giá 1 tỷ đồng. Số hàng còn lại sẽ được
giao tiếp vào đợt hai ngày 20/4/2016.
Đến ngày 20/5/2016, theo giấy báo của công ty B, công ty A đến nhận
hàng. Qua kiểm tra thấy chất lượng hàng hóa không đảm bảo, do vậy công ty
A đã từ chối không nhận hàng và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Biết rằng trong hợp đồng hai bên có thỏa thuận:
- Vi phạm về chất lượng hàng hóa phạt 6% trên giá trị hợp đồng bị
vi phạm.
- Vi phạm thời hạn thực hiện hợp đồng, phạt 2% giá trị hợp đồng bị vi
phạm cho 10 ngày đầu, 1% cho 10 ngày tiếp theo, tổng số không quá 8%.
- Không thực hiên hợp đồng phạt 8% giá trị hợp đồng bị vi phạm.
Anh chị hãy cho biết:
1. Hợp đồng trên có hiệu lực hay không? vì sao?
2. Hướng giải quyết như thế nào?
Gợi ý trả lời:
1. Theo quy định của Bộ luật Dân sư (2015) và các luật có liên quan
thì điều kiện để hợp đồng thương mại có hiệu lực, bao gồm:
147