Page 146 - Cuon 3
P. 146
CẨM NANG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
(VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THÀNH LẬP, HUY ĐỘNG VỐN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP)
Trong hợp đồng các chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng nếu là cá
nhân phải có năng lực hành vi đầy đủ, nếu là pháp nhân họ phải có giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đang ký kinh doanh với các hàng hóa
dịch vụ cần giấy phép và phải có đại diện cho công ty.
Trên thực tế hiện nay có rất nhiều trường hợp vi phạm về thẩm quyền
ký kết hợp đồng tuy nhiên hợp đồng đó vẫn không coi là vô hiệu.
Ví dụ điển hình như:
Công ty TNHH AB giao kết hợp đồng mua 200 tấn cà phê của Công
ty TNHH TC. Khi thực hiện giao kết hợp đồng, người thực hiện ký kết
của Công ty TNHH AB là Phó Giám đốc và của Công ty TNHH TC là
Giám đốc. Sau khi Công ty TNHH TC thực hiện việc chuyển giao hàng
đến kho và Công ty TNHH AB đã nhận hàng, thì bên Công ty TNHH AB
mới phát hiện việc Phó Giám đốc Công ty TNHH AB ký hợp đồng là
không đúng thẩm quyền. Trong trường hợp này, theo quy định hợp đồng
giữa hai bên ký kết là vô hiệu nhưng trên thực tế nếu hai bên đã thực hiên
các nghĩa vụ với nhau và không có tranh chấp gì thì hợp đồng này vẫn có
hiệu lực đối với các bên.
+ Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn khi một bên vô ý làm cho bên kia
nhầm lẫn về nội dung của hợp đồng mà xác lập hợp đồng thì bên bị nhầm
lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung hợp đồng đó. (Điều 126
BLDS 2015).
+ Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa (Điều 127 BLDS 2015).
+ Hợp đồng vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ
hành vi của mình (Điều 128 BLDS 2015).
+ Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức. Trong
trường hợp pháp luật quy định về hình thức giao dịch là điều kiện có hiệu
lực của giao dịch mà các bên không tuân thủ theo yêu cầu của một bên
hoặc các bên. (Điều 129 BLDS 2015).
145