Page 143 - Cuon 3
P. 143
CẨM NANG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
(VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THÀNH LẬP, HUY ĐỘNG VỐN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP)
điều chỉnh quan hệ hợp đồng đó. Để giúp các doanh nghiệp nắm được các
quy định của pháp luật về hợp đồng, chúng tôi xin nêu lên nguyên tắc áp
dụng luật trong quan hệ hợp đồng như sau:
- Bộ luật Dân sự (2015) là văn bản pháp luật chung điều chỉnh tất
cả các loại hợp đồng. Đối với những hợp đồng không có mục đích kinh
doanh (hợp đồng dân sự theo nghĩa hẹp), Bộ luật Dân sự là nguồn văn
bản chủ yếu.
- Đối với hợp đồng kinh doanh, thương mại, vấn đề nguồn văn bản và
nguyên tắc áp dụng có một số điểm khác. Hợp đồng kinh doanh, thương
mại trước hết phải áp dụng những quy định của Luật Thương mại (2005).
Những quy định nào không có trong Luật Thương mại thì áp dụng quy
định của Bộ luật dân sự.
- Đối với những lĩnh vực kinh doanh thương mại đặc thù, còn có
những văn bản pháp luật chuyên ngành (đặc thù). Vì vậy, khi xác lập và
giải quyết các quan hệ hợp đồng trong những lĩnh vực kinh doanh đặc
thù, phải ưu tiên áp dụng quy định của văn bản pháp luật chuyên ngành.
- Trong quan hệ hợp đồng kinh doanh, thương mại có yếu tố quốc tế,
ngoài việc áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam còn phải áp dụng
những Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Tuy nhiên, pháp luật
tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ hợp đồng, tức là các
bên trong quan hệ hợp đồng có quyền lựa chọn luật áp dụng để điều chỉnh
hợp đồng.
III. HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG
1. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
+ Người tham gia giao kết Hợp đồng có năng lực hành vi và năng lực
thương mại đầy đủ.
Các chủ thể khi tham gia quan hệ này phải đáp ứng đủ các điều kiện
142