Page 112 - Cuon 3
P. 112
CẨM NANG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
(VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THÀNH LẬP, HUY ĐỘNG VỐN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP)
2.3. Quy định về giao kết hợp đồng lao động
Giao kết hợp đồng là bước đầu tiên để xác lập hợp đồng, làm phát
sinh quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động.
Bộ luật Lao động 2019 tiếp tục kế thừa các quy định về nguyên tắc giao
kết, nghĩa vụ cung cấp thông tin, những hành vi không được làm khi
giao kết của Bộ luật Lao động 2012. Đồng thời, đã bỏ quy định về nghĩa
vụ giao kết hợp đồng, thay vào đó, một số nội dung thuộc điều khoản về
nghĩa vụ giao kết hợp đồng đã được sửa đổi lại để xây dựng điều khoản
mới về thẩm quyền giao kết.
Bộ luật Lao động 2019 tiếp tục giữ nguyên quy định người sử dụng
lao động không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng
chỉ của người lao động; không được yêu cầu người lao động thực hiện
biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng lao động bằng tiền hoặc
tài sản khác. Ngoài ra, Bộ luật đã bổ sung thêm một hành vi người sử
dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao
động là “buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho
người sử dụng lao động”.
Về thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động: Trong mọi giao dịch dân
sự đều phải xác định thẩm quyền của chủ thể giao kết, có như vậy mới
đảm bảo cho việc thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên.
Bộ luật Lao động 2019 đã sắp xếp, sửa đổi, tổng hợp lại các quy định
về những người được tham gia giao kết hợp đồng lao động vốn nằm rải
rác trong các quy định khác nhau của Bộ luật Lao động 2012 và bổ sung
thêm một số chủ thể mới. Từ đó xây dựng nên một quy định riêng về
thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động. Về phía người lao động, bộ luật
quy định họ phải trực tiếp giao kết hợp đồng (trừ trường hợp làm công
việc theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng,
thì nhóm người từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người đại
diện giao kết hợp đồng lao động). Người lao động có thẩm quyền giao
111