Page 109 - Cuon 3
P. 109
CẨM NANG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
(VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THÀNH LẬP, HUY ĐỘNG VỐN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP)
thế, các nghiệp vụ thuế cần được kiểm tra, kiểm soát thường xuyên, theo
đúng quy trình chuyên nghiệp. Từ đó nhằm phòng chống, ngăn chặn và
dự phòng các rủi do có thể xảy ra bằng việc xây dựng kế hoạch điều chỉnh
kịp thời. Trong trường hợp sử dụng dịch vụ bên ngoài thì nên đảm bảo sự
an toàn, chuyên nghiệp và có đủ khả năng hỗ trợ kịp thời nếu có rủi ro
phát sinh.
B. PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG
DOANH NGHIỆP MỚI THÀNH LẬP
I. PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1. Văn bản quản lý, điều hành doanh nghiệp
Khi các giấy tờ pháp lý của doanh nghiệp gần như đã hoàn thiện,
doanh nghiệp cần tiến hành xây dựng hệ thống văn bản điều hành công ty
và quản lý nhân sự để hoạt động kinh doanh được vận hành một cách trật
tự, suôn sẻ, không bị rắc rối trong khâu quản lý. Trước tiên, để quản lý và
điều hành doanh nghiệp hiệu quả thì rất cần hệ thống văn bản nội bộ. Hệ
thống tên một số văn bản nội bộ mà doanh nghiệp có thể tham khảo để
xây dựng cho hoạt động điều hành, quản lý của mình như sau:
STT TÊN VĂN BẢN STT TÊN VĂN BẢN
1 Quy chế quản lý nhân sự 2 Hợp đồng lao động
3 Quy chế tài chính 4 Đơn xin nghỉ phép
5 Thỏa ước lao động tập thể 6 Đơn xin nghỉ việc riêng
7 Nội quy lao động 8 Đơn xin nghỉ việc
9 Phiếu đăng ký nhu cầu nhân sự 10 Biên bản bàn giao công việc
Danh sách ứng viên tham gia Biên bản bàn giao tài sản công
11 12
phỏng vấn cụ
13 Phiếu ghi chép phỏng vấn 14 Biên bản bàn giao hồ sơ tài liệu
15 Hợp đồng thử việc 16 Bản cam kết nghỉ việc
17 Bảng đánh giá sau thử việc 18 Bảng nhu cầu đào tạo
Hợp đồng Cộng tác viên kinh
19 20 Bản tự kiểm điểm cá nhân
doanh
21 Hợp đồng Cộng tác viên 22 Bản cam kết bảo mật thông tin
108